Bạn hiểu như thế nào về nghĩa của câu thơ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều?
Bạn hiểu như thế nào về nghĩa của câu thơ: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”?
Bạn hiểu như thế nào về nghĩa của câu thơ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều?
Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bạn hiểu như thế nào về nghĩa của câu thơ: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”?
Trả lời:
- Âm thanh “tiếng làng xa vãn chợ chiều” diễn tả sự sống tàn lụi, không gian tĩnh lặng, chứa đựng một nỗi buồn xót xa:
- Từ “đâu” có thể hiểu theo 2 nghĩa:
+ Đâu đây (thứ âm thanh vọng lại từ xa): Làng thì xa, chợ đã vãn. Tiếng làng xa là thứ âm thanh mơ hồ không chân thực, rõ ràng. Không gian mang vẻ vắng lặng, cô tịch, sự sống yếu ớt. => Bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc của Đường thi.
+ Đâu có (không hề có): Không hề có dấu vết của sự sống con người. Không gian xung quanh trống vắng tuyệt đối.
=> “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” ở đây được hiểu là “Đâu đây có tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Điều đó có thể khẳng định thanh âm của chợ buổi chiều tàn là có tồn tại nhưng không rõ ràng. Hình ảnh chợ nhạt nhòa, không mang hơi ấm của cuộc sống. Vạn vật xung quanh dường như vẫn tĩnh lặng tuyệt đối.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập 6 trang 11 hay khác:
- Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy diễn tả lại một cách ngắn gọn về những điều được gợi lên trong khổ thơ.
- Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy chỉ ra sự tương hợp giữa các hình ảnh xuất hiện trong khổ thơ.
- Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích dấu ấn của phép đối trong thơ Đường luật ở hai câu sau của khổ thơ. Việc tác giả vận dụng phép đối (theo một cách rất linh hoạt) trong trường hợp này đã đạt được hiệu quả nghệ thuật gì?
- Câu 5 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bạn hiểu như thế nào về từ “cô liêu”? Hãy nêu một số từ ngữ khác gần gũi về nghĩa với từ này.