So sánh và nêu nhận xét về cách ứng xử của chàng trai trong bài ca dao này
So sánh và nêu nhận xét về cách ứng xử của chàng trai trong bài ca dao này với chàng trai trong đoạn thơ ở văn bản Lời tiễn dặn, SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 103-104):
So sánh và nêu nhận xét về cách ứng xử của chàng trai trong bài ca dao này
Câu 6 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: So sánh và nêu nhận xét về cách ứng xử của chàng trai trong bài ca dao này với chàng trai trong đoạn thơ ở văn bản Lời tiễn dặn, SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 103-104):
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.
Trả lời:
- Đoạn thơ trích trong văn bản Lời tiễn dặn miêu tả lời tâm tình và cử chỉ ân cần của chàng trai dành cho người yêu khi đưa tiễn cô về nhà chồng. Anh muốn bé đứa con nhỏ giúp cô và an ủi người yêu “đừng ngượng, đừng buồn” vì chuyện đã có con với người khác,... Bài ca dao Mình nói dối ta miêu tả cử chỉ, hành động “khác thường” của chàng trai khi phát hiện cô gái nói dối mình: đi xách nước rửa cho đứa con nhỏ lấm lem, nhếch nhác của cô.
- Tình huống, cảnh ngộ khác nhau nhưng cách ứng xử của hai chàng trai đều rất bao dung, nhân hậu: không giận hờn, trách móc người phụ nữ mà họ quan tâm, khát khao gắn bó, ngay cả khi phải đối mặt với sự thực phũ phàng. Họ chẳng những không ghẻ lạnh, hắt hủi mà còn sẵn lòng chăm sóc, yêu thương những đứa trẻ không phải con mình.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập 6 trang 21 hay khác:
- Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Thể loại của bài ca dao là gì?
- Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Cặp đại từ nhân xưng “ta – mình” trong bài ca dao thể hiện thái độ nào của nhân vật trữ tình?
- Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chỉ ra các yếu tố tự sự trong bài ca dao (nhân vật, tình huống, chi tiết thắt nút, mở nút,...). Nêu tác dụng của các yếu tố tự sự đó.
- Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
- Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài ca dao có dị bản gồm sáu câu với hai câu kết: “Con mình vừa đẹp vừa xinh/ Một nửa giống mình, một nửa giống ta. Bạn thích văn bản nào hơn? Vì sao?