Từ hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, hãy nêu một số biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực
(Bài tập 2, SGK) Từ hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, hãy nêu một số biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực.
Từ hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, hãy nêu một số biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực
Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Bài tập 2, SGK) Từ hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, hãy nêu một số biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực.
Trả lời:
– Thiếu trong sáng, không chuẩn mực về ngữ âm: thay đổi âm hoặc vần của từ tiếng Việt. Ví dụ: được hem, được khum thay cho được không.
– Thiếu trong sáng, không chuẩn mực về từ vựng: dùng từ sai về hình thức cấu tạo và ngữ nghĩa; dùng từ nước ngoài thay thế cho tiếng Việt. Ví dụ: Khi ý thức cách mạng, ý thức trách nhiệm đã nhiễm sâu vào đảng viên thì việc gì cũng dễ dàng, thuận lợi;...
– Thiếu trong sáng, không chuẩn mực về ngữ pháp: dùng từ, đặt câu không đúng các quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt. Ví dụ: Cô chăm sóc cho anh từng li từng tí nhưng anh cũng vô cùng cảm động trước tình cảm của cô dành cho mình.
– Thiếu trong sáng, không chuẩn mực về phong cách: sử dụng từ ngữ, kiểu câu không phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, nội dung giao tiếp hoặc thể loại văn bản. Ví dụ: Một giấy mời họp có câu như sau: Cuộc họp chắc chắn bắt đầu lúc 14h, cảm phiền ông bà thu xếp công việc tham gia đúng giờ.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 14, 15 hay khác: