Hình tượng Lor-ca đã được nhà thơ khắc hoạ như thế nào qua các chi tiết về tiếng đàn, các hình ảnh, từ ngữ
(Câu hỏi 2, SGK) Hình tượng Lor-ca đã được nhà thơ khắc hoạ như thế nào qua các chi tiết về tiếng đàn, các hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật? Từ đó, hãy chỉ ra tình cảm, suy nghĩ của Thanh Thảo về nhà thơ Lor-ca.
Hình tượng Lor-ca đã được nhà thơ khắc hoạ như thế nào qua các chi tiết về tiếng đàn, các hình ảnh, từ ngữ
Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Hình tượng Lor-ca đã được nhà thơ khắc hoạ như thế nào qua các chi tiết về tiếng đàn, các hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật? Từ đó, hãy chỉ ra tình cảm, suy nghĩ của Thanh Thảo về nhà thơ Lor-ca.
Trả lời:
Hình tượng Gar-xi-a Lor-ca không xuất hiện trực tiếp trong những câu thơ mở đầu thi phẩm mà ẩn hiện thấp thoáng qua một thi ảnh có tính chất hoán dụ: “những tiếng đàn bọt nước”. “Những tiếng đàn” ở đây là tiếng đàn ghi ta, liên quan đến sự ra đi của Lor-ca qua câu nói nổi tiếng của ông mà sau đã trở thành đề từ của thi phẩm: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Tiếng đàn ở đây có một sắc diện thật lạ: “bọt nước”. Bọt nước là một hình ảnh (đám bong bóng nhỏ kết lại trên bề mặt nước) mang vẻ đẹp lung linh nhưng cũng rất mong manh, dễ tan và phiêu tán. “Những tiếng đàn bọt nước” phải chăng là một ám chỉ về số phận mong manh của Lor-ca?
- Lor-ca tiếp tục hiện ra một cách gián tiếp qua hình ảnh: “Tây Ban Nha ... áo choàng đỏ gắt ”. Nếu Tây Ban Nha là một hoán dụ nghệ thuật về Lor-ca – công dân ưu tú, người nghệ sĩ xuất sắc của đất nước ở Nam Âu này thì hình ảnh các võ sĩ đấu bò tót lại có thể tượng trưng cho cuộc chiến đấu giữa khát vọng cách tân nghệ thuật trong lòng người nghệ sĩ tài danh với nền nghệ thuật già nua.
- “Tiếng ghi ta ròng ròng / máu chảy” là hình ảnh tượng trưng cho cái chết của Lor-ca. Đây là sự tiếp nối mạch hình tượng Lor-ca đã được miêu tả trong những câu trước: “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt / áo choàng bê bết đỏ / tiếng ghi ta ròng ròng / máu chảy”.
- Tiếng đàn là biểu tượng của nghệ thuật. Gắn với di chúc của Lor-ca (“khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”), dòng thơ “không ai chôn cất tiếng đàn” có nghĩa là không ai dám “chôn” nghệ thuật của Lor-ca để đi tới. “Cỏ mọc hoang” là có dại, cỏ mọc tự do, tự phát, không có ai chăm sóc, cắt tỉa. “Tiếng đàn như cỏ mọc hoang” phải chăng là nền nghệ thuật “hậu Lor-ca” thiếu vắng người dẫn đường, không có người định hướng? Kì vọng của người nghệ sĩ giàu khát vọng sáng tạo đã chuyển thành nỗi thất vọng bởi dường như không ai thực sự hiểu Lor-ca, hiểu những suy nghĩ sâu sắc của người nghệ sĩ thiên tài gửi lại cho hậu thế.
- “Đường chỉ tay” là hiện thân của thiên mệnh. “Đường chỉ tay đã đứt” tượng trưng cho số mệnh đã hết của Lor-ca. Hành động “ném lá bùa”, “ném trái tim” của Lor-ca mang hàm ý tượng trưng về sự giã từ, về sự giải thoát nhưng là một sự giã từ và giải thoát chủ động. Lor-ca không thụ động đón đợi cái chết. Cái chết là tất yếu và Lor-ca chủ động chọn nó khi ông thấy mình cần phải ra đi để không trở thành “bệ thờ” cho những thế hệ đi sau.
Ý nghĩa tượng trưng của những hình ảnh thơ trên đã cho thấy tình cảm yêu mến, xót thương, trân trọng của Thanh Thảo đối với Lor-ca.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Đàn ghi ta của Lor-ca hay khác:
- Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ.
- Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Hình tượng “tiếng đàn” trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng gì?
- Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Hãy chỉ ra yếu tố siêu thực trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca và nhận xét về tác dụng của yếu tố này đối với việc thể hiện nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nhạc tính của bài thơ được tạo nên từ những yếu tố nào?
- Câu 6 trang 12 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 –10 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về một triết lí nhân sinh được đặt ra trong văn bản.