Thực hiện đề bài sau trang 33 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
Thực hiện đề bài sau:
Thực hiện đề bài sau trang 33 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
Câu 2 trang 33 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Thực hiện đề bài sau:
Tình huống: Trong buổi sinh hoạt đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm tổ chức buổi trao đổi về chủ đề: “Rác thải nhựa ở Việt Nam”.
Nhiệm vụ: Để tham gia buổi thảo luận, bạn cần thực hiện một trong hai nhiệm vụ ứng với từng vai cụ thể sau:
- Vai người thuyết trình: Chọn một vấn đề liên quan đến chủ đề “Rác thải nhựa ở Việt Nam” mà bạn quan tâm và thuyết trình về vấn đề ấy.
- Vai người nghe: Nghe, nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình; nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình.
Trả lời:
Quy trình thực hiện |
Các thao tác cần thực hiện của học sinh đóng vai trò người nói |
Các thao tác cần thực hiện của học sinh đóng vai trò người nghe |
Bước 1 |
Chuẩn bị nói: - Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian: - Đề tài thuyết trình: một vấn đề cụ thể có liên quan đến chủ đề “Rác thải nhựa ở Việt Nam”. Để phù hợp với thời gian, cần lưu ý chọn những vấn đề cụ thể hơn như Thực trạng rác thải nhựa ở bờ biển Việt Nam, Tác hại của rác thải nhựa đến môi trường biển ở Việt Nam, Thực trạng xử lí rác thải nhựa hiện nay ở nước ta, Ý thức của một bộ phận giới trẻ với các sản phẩm nhựa dùng một lần,... - Mục đích của bài nói: Trình bày về một vấn đề có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước. - Đối tượng người nghe là giáo viên chủ nhiệm, các bạn trong lớp. - Không gian và thời gian nói: Bạn sẽ tham gia trao đổi trong lớp học vào buổi sinh hoạt đầu tuần, thời gian trình bày từ 8 đến 10 phút Tìm ý và lập dàn ý Từ đề tài đã chọn, bạn tìm ý và lập dàn ý cho bài nói theo hướng dẫn trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một Luyện tập: - Xem lại các tiêu chí đánh giá kĩ năng thuyết trình (sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một) trước khi luyện tập. - Nên luyện tập một mình trước gương hoặc theo nhóm đôi để có thể đánh giá lẫn nhau nhằm hoàn thiện kĩ năng thuyết trình của bản thân. Có thể ghi âm, ghi hình lại bài thuyết trình của cá nhân trong quá trình luyện tập và tự đánh giá, điều chỉnh (nếu cần) - Học cách sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ và các phương tiện hỗ trợ trực quan trong quá trình luyện tập |
Chuẩn bị nghe: - Tìm hiểu đề tài của buổi trao đổi: Rác thải nhựa ở Việt Nam - Xác định những vấn đề cụ thể liên quan đến đề tài có thể được mang ra trao đổi, liệt kê những điều bạn đã biết và mong muốn biết thêm về những vấn đề ấy. Có thể liệt kê một số vấn đề liên quan đến chủ đề mà bạn có thể trao đổi với các bạn trong lớp/ nhóm. - Xem lại những hướng dẫn về kĩ năng nắm bắt ý kiến quan điểm của người nói nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức trình bày. Nhớ lại những kinh nghiêm có được khi thực hiện kĩ năng này ở lớp 10, 11 |
Bước 2 |
Trình bày bài nói: Xem lại những hướng dẫn trình bày bài nói trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một. |
Nghe, nắm bắt nội dung quan điểm của bài thuyết trình: Xem lại những hướng dẫn trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một để thực hiện. |
Bước 3 |
Trao đổi, đánh giá: Xem những hướng dẫn trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một để thực hiện. |
Trao đổi, đánh giá: Xem những hướng dẫn trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một để thực hiện. |
Chào thầy/ cô và các bạn. Hôm nay, em xin trình bày chủ đề Chúng ta với cơ hội và thách thức của đất nước.
Thanh niên Việt Nam với vị trí, vai trò là người chủ tương lai của nước nhà, là lực lượng đông đảo và sung mãn về thể lực, giàu khát vọng, hoài bão, có nhu cầu, có khả năng tiếp thu nhanh nhạy những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật và quản lý hiện đại trên thế giới, năng động sáng tạo, chủ động học hỏi những cái mới, cái tiến bộ của nhân loại. Vì vậy, cùng với sự phát triển của đất nước, thái độ và ý thức chính trị của thanh niên đã có những chuyển biến tích cực, thanh niên ngày càng quan tâm và có trách nhiệm hơn đối với những vấn đề của quê hương, đất nước, những vấn đề trong khu vực và trên thế giới. Ý thức lập nghiệp của thanh niên cũng cao hơn, tinh thần xung phong, tình nguyện, ý thức chia sẻ, tinh thần tương thân, tương ái đã được khơi dậy với một chất lượng mới, thanh niên đã chủ động và tự tin hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, lực lượng thanh niên cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức lớn đó là: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, quản lý, kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên nhìn chung còn thấp. Trong thanh niên nhận thức về học nghề, chọn nghề, định hướng nghề nghiệp còn nhiều lệch lạc, việc làm và thu nhập thấp vẫn đang là những vấn đề bức xúc trong thanh niên. Rồi sức khoẻ và thể chất của thanh niên nước ta còn thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới rất nhiều, bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ trong thanh niên thiếu ý thức rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn…
Trước những thuận lợi và khó khăn của đất nước cũng như của bản thân mình, hơn lúc nào hết thanh niên Việt Nam phải nhận thấy rõ vị trí, vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Phải nhận thức được khó khăn lớn nhất của mình trong giai đoạn này là sự cạnh tranh quyết liệt về trí tuệ để đạt tới những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng như trình độ quản lý. Để vượt qua được khó khăn đó, đòi hỏi rất cao ở thanh niên là phải tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, phải trau dồi bản lĩnh chính trị, giữ vững lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tham gia thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” với vai trò là chủ thể tích cực, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để cùng đất nước vượt qua những khó khăn, trước mắt mỗi thanh niên phải nỗ lực nhiều hơn, đặc biệt là phải mở rộng tầm hiểu biết của mình về tình hình thế giới để có tư duy, hành động phù hợp hơn. Đây vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của thanh niên, của tổ chức đoàn để cùng đất nước gặt hái được nhiều thành công trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của em, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Em mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn về bài trình bày của mình. Em xin cảm ơn ạ!
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 2 Nói và nghe trang 33 hay khác: