Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2


Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2

Câu 3 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tôi không được rõ ý đồ nhà “vi hành” của chúng ta ra sao. Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bảng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không? Phải chăng ngài muốn học sử dụng (theo kiểu Pháp) cái liềm của nhà nông cùng cái búa của thầy thợ để sau cuộc ngày du, đem về chút ấm no mà đám “dân” bất hạnh của ngài tới nay hoàn toàn chẳng biết đến? Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?

(Nguyễn Ái Quốc, Vi hành)

a. Nêu tác dụng của các câu hỏi được sử dụng trong đoạn trích trên.

b. Phân tích biện pháp tu từ nói mỉa trong đoạn trích trên và nếu tác dụng của biện pháp này.

Trả lời:

a. Trong đoạn trích có đến ba câu hỏi. Thực chất, đây không phải là các câu hỏi nhằm tìm kiếm thông tin để nhận câu trả lời mà được sử dụng với mục đích bộc lộ thái độ châm biếm của người viết đối với vua Khải Định.

b. Trong đoạn trích, biện pháp nói mỉa được thể hiện qua cách diễn đạt với nghĩa tường minh khác với những điều người viết muốn thể hiện. Chẳng hạn:

- Quan điểm thật sự của người viết: Cuộc sống của người dân dưới quyền ngự trị của vua Khải Định bất hạnh, khổ sở chứ không “sung sướng” như nghĩa hiển hiện trên văn bản: Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?

- Người viết dùng từ ngữ bề ngoài tưởng như trung hoà về màu sắc cảm xúc nhưng thực chất mang hàm ý châm biếm: công tử bé (trong nguyên tác, tác giả dùng tiểu công tước (petit duc)). Từ tiếng Pháp gran duc (đại công tước) cũng có nghĩa là “những tay ăn chơi bừa bãi”. Tác giả nói công tử bé có nghĩa là một tay tập tành ăn chơi bừa bãi. Đây cũng là biện pháp chơi chữ. Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 8 Tiếng Việt trang 45 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: