Có ý kiến cho rằng đoạn thơ cuối từ Ta muốn ôm đến hết là một tuyên ngôn về lẽ sống
Có ý kiến cho rằng đoạn thơ cuối (từ “Ta muốn ôm” đến hết) là một tuyên ngôn về lẽ sống. Bạn có đồng tình với ý kiến này không? Trình bày kiến giải của bạn.
Có ý kiến cho rằng đoạn thơ cuối từ Ta muốn ôm đến hết là một tuyên ngôn về lẽ sống
Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Có ý kiến cho rằng đoạn thơ cuối (từ “Ta muốn ôm” đến hết) là một tuyên ngôn về lẽ sống. Bạn có đồng tình với ý kiến này không? Trình bày kiến giải của bạn.
Trả lời:
- Cách sử dụng đại từ nhân xưng “ta” (thay cho “tôi” ở các đoạn trước) thể hiện tác giả không chỉ mang tính cá nhân, mà đang đại diện cho một thế hệ để tuyên bố về quan điểm sống của mình.
- Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, được tạo nên bởi những câu khiến những lời hiệu triệu, kêu gọi hào hùng (“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”); biện pháp tu từ điệp ngữ nhằm nhấn mạnh khao khát mãnh liệt, cháy bỏng muốn tận hưởng mọi vẻ đẹp và mọi khoảnh khắc của sự sống (“Ta muốn ôm”,“Ta muốn riết”, “Ta muốn say”, “Ta muốn thâu”); nhịp thơ nhanh, mạnh, gấp gáp cuốn người đọc vào dòng cảm xúc nồng nhiệt của tác giả;...
- Sự xuất hiện của nhân vật trữ tình trong tư thế là chủ nhân của thế giới. Với những đặc điểm này, có thể nói, đoạn cuối của bài thơ Vội vàng không chỉ là tuyên ngôn về lẽ sống của Xuân Diệu, mà đại diện cho cả một thế hệ trẻ trong thời đại thức tỉnh của ý thức cá nhân.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 1 trang 19 hay khác:
- Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phân tích những đặc trưng của văn học lãng mạn được thể hiện trong bốn câu đầu của bài thơ.
- Câu 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Đọc đoạn thơ từ “Tôi sung sướng” đến “Chẳng bao giờ nữa...” và cho biết: Giọng điệu băn khoăn, hoài nghi của nhân vật trữ tình trong đoạn này có mâu thuẫn với giọng điệu vui tươi, phấn chấn, mạnh mẽ trong đoạn thơ gồm bảy câu kề trước đó không? Vì sao?
- Câu 3 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Câu thơ “Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại!” trong lần in thứ hai được tác giả sửa thành: “Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!”. Theo bạn, câu thơ nào hay hơn? Vì sao?