Trình bày đặc điểm của văn bản (văn bản) truyện, văn bản truyền thuyết
Trình bày đặc điểm của văn bản (văn bản) truyện, văn bản truyền thuyết
Câu 1 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Trình bày đặc điểm của văn bản (văn bản) truyện, văn bản truyền thuyết.
Trả lời:
|
Văn bản truyện |
Văn bản truyền thuyết |
Khái niệm |
Truyện là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung |
Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,… |
Nhân vật |
Là con người hay loài vật, đồ vật đã được nhân hóa. Nhân vật trong truyện thường có những đặc điểm riêng biệt như hiền từ, hung dữ, thật thà, gian dối, ranh mãnh, khù khờ,… Khi đọc truyện, người đọc có thể nhận biết các đặc điểm này qua lời kể của người kể chuyện, hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật. |
Thường có các đặc điểm: - Có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,… - Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. - Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. |
Cốt truyện |
Là chuỗi các sự việc chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định và có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong cốt truyện, các sự việc được sắp xếp theo trật tự thời gian và thường gắn với cuộc đời các nhân vật trong tác phẩm. |
Có các đặc điểm: - Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. - Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật. - Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại. |
Yếu tố kì ảo |
|
Là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,.. Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. |