Trong cặp câu lục bát sau, vì sao Tố Hữu không dùng ve kêu mà lại dùng


Trong cặp câu lục bát sau, vì sao Tố Hữu không dùng ve kêu mà lại dùng

Câu 4 trang 31 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Trong cặp câu lục bát sau, vì sao Tố Hữu không dùng “ve kêu” mà lại dùng “ve ngân” và không dùng “nắng vàng” mà lại dùng “nắng đào”?

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đây sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Trả lời:

Trong cặp câu lục bát sau:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Tố Hữu không dùng “ve kêu” mà dùng “ve ngân” vì từ “ngân” gợi được sự liên tưởng âm thanh tiếng ve vang lên như những khúc nhạc du dương, ngân nga đặc trưng của mùa hè. Còn từ “đào” trong “nắng đào” gợi được màu tươi thắm, vàng rực rỡ của nắng hè, sắc nắng khác hẳn với nắng thu và nắng xuân. Đó là lí do vì sao tác giả không dùng “nắng vàng” mà lại dùng “nắng đào”.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn 6 - Chân trời sáng tạo hay khác: