Đọc các văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới
Đọc các văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới
Câu 7 trang 29 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Đọc các văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
(1) Bông sen mùa hạ nở hồng
Dầu bùn, dầu cặn mà lòng vẫn thơm!
(Theo Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp, Thơ văn Đồng Tháp, tập 1 (Trước 1945), NXB Tổng hợp Đồng Tháp, 1986)
(2) Quê em hai dải cù lao,
Có dừa ăn trái, có cau ăn trầu
Quê anh có cửa biển sâu
Có ruộng lấy muối, có dâu nuôi tằm.
(Theo Nguyễn Quốc Tuý, Trần Gia Linh, Sđd)
(3) Đứng bên ni2 động, ngó bên tê3 đồng, mênh mông bát ngái,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng4,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
(Theo Ngữ văn 7, tập một, Nguyễn Khắc Phi (TCB), NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
(4) Sông Tô5 một dải lượn vòng
Ấy nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh
1 Câu hát về xã Mỹ Hoà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
2 Ni (tiếng địa phương miền Trung): này.
3 Tê (tiếng địa phương miền Trung): kia.
4 Lúa đòng đòng: lúa sắp trổ bông.
5 Sông Tô: sông Tô Lịch.
Sông Hồng uốn khúc chảy quanh
Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài.
(Theo Kho tàng Ca dao người Việt, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (Chủ biên), tập 3 (từ NH đến Y), NXB Văn hoá - thông tin, Hà Nội, 1995)
a. Xác định vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua những văn bản trên và lí giải.
b. Chỉ ra một nét độc đáo trong mỗi văn bản trên và cho biết vì sao đó lại là nét độc đáo của văn bản.
Trả lời:
a. - Vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua bài ca đao (1) là vẻ đẹp về cảnh sắc và con người. Hình ảnh “bông sen mùa hạ” được sử dụng trong bài ca dao có thể được hiểu là cảnh sắc tiêu biểu của quê hương Đồng Tháp nhưng cũng có thể hiểu đó là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp của con người quê hương “dầu bùn, dầu cặn” nhưng vẫn giữ được tấm lòng thơm thảo giữa cuộc đời.
- Vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua bài ca dao (2) là vẻ đẹp về cảnh sắc (“hai dải cù lao”, “cửa biển sâu”) và sản vật (“dừa ăn trái”, “cau ăn trầu”, “ruộng lấy muối”, “dâu nuôi tằm”). Tất cả những hình ảnh được nhắc đến trong bài ca dao gợi sự phong phú, giàu có của quê hương.
- Vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua bài ca dao (3) là vẻ đẹp về con người quê hương (“Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”). Hình ảnh so sánh được sử dụng cho thấy được vẻ đẹp tràn đầy sức sống, trẻ trung, đầy sự tự tin, lạc quan của con người quê hương.
- Vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua bài ca dao (4) là vẻ đẹp về cảnh sắc (“Sông Tô một dải lượn vòng”, “Sông Hồng uốn khúc chảy quanh”) và con người (“Ấy nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh”, “Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài”). Những hình ảnh như “một dải lượn vòng”, “uốn khúc chảy quanh” gợi liên tưởng đến cảnh sắc trữ tình, đường cong mềm mại, uốn lượn, nên thơ của những dòng sông quê hương (sông Tô, sông Hồng). Còn những hình ảnh như “liệt nữ”, “giai nhân” nhắc nhớ đến những con người oanh liệt, tuyệt sắc, tài giỏi của quê hương.
b. HS có thể chọn và chỉ ra một nét độc đáo trong mỗi văn bản trên (có thể là nét độc đáo về cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ hoặc biện pháp nghệ thuật được sử đụng để chuyển tải giá trị nội dung của văn bản) và lí giải vì sao lại xem đó là nét độc đáo của văn bản. HS có thể sử dụng bảng sau để hoàn thành câu hỏi này:
Bài ca dao |
Nét độc đáo |
Lí giải |
1 |
Sử dụng hình ảnh bông hoa sen |
Đây là hình ảnh quen thuộc của ca dao, dù có sống trong bùn nhưng vẫn luôn thơm ngát. |
2 |
Sử dụng các hình ảnh giản dị với cuộc sống |
Mang đến sự gần gũi |
3 |
Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú |
Mang đến sự độc đáo, khác biệt vì đây là thể thơ do người Việt Nam sáng tạo. |
4 |
Sử dụng các địa danh có thật |
Tạo sự chân thực, gần gũi cho câu ca dao |