Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 6: Nói và nghe trang 10 - Chân trời sáng tạo Sách bài tập Ngữ văn 6
Giải SBT Ngữ Văn 6 Bài 6: Nói và nghe trang 10 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 6: Nói và nghe trang 10 bộ sách Chân trời sáng tạo chi tiết được Giáo viên biên soạn bám sát chương trình Sách bài tập Ngữ Văn 6 giúp học sinh làm bài tập về nhà trong SBT Ngữ Văn 6 dễ dàng hơn.
Trả lời:
Để trả lời được câu hỏi này em cần:
- Đọc lại nội dung bước 1 và bước 2 trong mục Tóm tắt nội dung trình bày của người khác (SGK).
- Giải thích ý nghĩa của từng bước.
Câu trả lời có thể là:
- Bước 1: giúp hiểu rõ nội dung trình bày của người nói để có thể tóm tắt được ý người nói.
-Bước 2: giúp phần tóm tắt được hoàn chỉnh, chính xác.
Trả lời:
Để có thể thuyết trình trước lớp về một nhân vật trong truyện Ăn trộm táo, em cần:
- Đọc lại bài đã viết.
- Xác định các ý chính trong bài văn đã viết.
- Đứng trước gương, tập trình bày bài thuyết trình.
Gợi ý về nội dung thuyết trình:
+ Chào hỏi người nghe
+ Giới thiệu tên mình
+ Giới thiệu tên bài thuyết trình (ví dụ: Tôi sẽ thuyết trình về bài học... trong truyện Ăn trộm táo).
+ Giới thiệu tên bài học.
+ Trình bày ngắn gọn và lần lượt từng ý thể hiện suy nghĩ của bản thân về bài học.
+ Chào người nghe.
Gợi ý về cách thuyết trình:
+ Giọng điệu phù hợp với nội dung mà em muốn thể hiện.
+ Sử dụng ngôn ngữ hình thể: động tác, biểu cảm gương mặt phù hợp với nội dung bài thuyết trình.
Bài tham khảo:
Nhà giáo dục A. Xukkhomlinxki đã từng nói : “Một giá trị lớn lao của con người là khả năng nhận ra những lỗi lầm của mình”. Câu chuyện “Ăn trộm táo” đã mang đến cho người đọc bài học lớn về việc biết tự nhận lỗi. Biết nhận ra lỗi lầm của bản thân là một trong những thành công lớn của con người. Một người có khả năng nhận ra lỗi lầm của mình khi người đó biết mình sai ở đâu, chỗ nào, nhận lỗi sai ấy về bản thân rồi có thể tự sữa chửa hoặc từ từ tìm cách sửa chữa. Khi mà bạn đã biết lỗi sai ấy là thuộc về mình thì tức là bạn có khả năng tự nhận biết lỗi lầm của bản thân. Như cậu bé trong câu chuyện, chưa cần ai vạch trần ra chuyện ăn trộm của cậu nhưng chỉ với hành động nhỏ của ông Xung (để hộp táo xuống thấp) đã khiến cậu ăn năn và nhận ra lỗi lầm. Chúng ta phải nhận ra lỗi lầm của bản thân thì chúng ta mới có thể sửa chữa được. Mục đích của việc tự biết lỗi của mình là để tự mình hoàn thiện bản thân theo những chuẩn mực đúng đắn. Khi chúng ta đã sửa được lỗi lầm của bản thân rồi thì mọi người không những tôn trọng mà còn đánh giá cao chúng ta hơn bởi chúng ta còn có khả năng tự sửa chính những sai lầm mà bản thân đã gây ra. Tuy nhiên, lại có một số người, miệng đã những lỗi về mình nhưng vẫn lười biếng chả chịu thay đổi. Những con người như vậy bởi họ luôn có suy nghĩ rằng chỉ cần họ nhận cái lỗi ấy, không cần biết có phải lỗi của mình hay không thì sẽ được mọi người yêu mến. Tóm lại, mỗi người chúng ta nên học cách nhận ra lỗi lầm của bản thân để có thể nhanh chóng hoàn thiện bản thân, nhanh chóng giải quyết công việc. Mỗi khi chúng ta nhận ra được một lỗi sai của bản thân có nghĩa là chúng ta có thể tiến thêm một bước trên nấc thang của sự trưởng thành. Xin lỗi không có nghĩa là nhục. Xin lỗi là trưởng thành.