Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập 2 trang 3, 4 - Kết nối tri thức
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập 2 trang 3, 4
Bài tập 2. trang 3, 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh trong SGK (tr. 10 – 12) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Sự kiện trực tiếp dẫn đến cuộc xung đột giữa Thuỷ Tinh và Sơn Tinh: Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến trước nên thắng cuộc và được cưới Mị Nương. Thuỷ Tinh chậm chân, không lấy được vợ, sinh nổi giận và gây chiến với Sơn Tinh.
Trả lời:
Sơn Tinh và Thánh Gióng đều là những anh hùng trong thế giới truyền thuyết. Nếu Thánh Gióng đóng vai trò là người giết giặc, giữ yên bờ cõi thì Sơn Tinh đảm nhiệm chức năng giúp cộng đồng trị thuỷ, nói rộng ra là đấu tranh chống lại các lực lượng thiên nhiên gây tai hoạ cho cuộc sống lao động, sản xuất của con người. Chuyện về hai nhân vật với những kỳ tích của họ đã phản ánh được hai hoạt động chính của người Việt thuở xưa để giành cơ hội sống và phát triển.
Trả lời:
Bên cạnh việc phô diễn những hành động phi thường, không ít khi các nhân vật chính trong truyền thuyết đã bộc lộ những nét tâm tính chẳng có gì khác biệt với muôn người bình thường. Cuộc chiến vì ghen tuông mà Thuỷ Tỉnh gây ra với Sơn Tinh chứng tỏ điều đó. Hoá ra kẻ được gọi là thần cũng ghen, cũng giận, cũng thù dai: Núi cao sông hãy còn dài/ Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen (ca dao);...
Trả lời:
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh chứa đựng các ý nghĩa chính sau:
- Giải thích nguyên nhân của nạn lũ lụt hằng năm vẫn đe dọa cuộc sống của cư dân vùng xung quanh chân núi Tản Viên, nói rộng ra là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
- Phản ánh khát vọng chế ngự các lực lượng thiên nhiên hung bạo để bảo vệ cuộc sống và hoạt động canh tác, sản xuất của người Việt thuở xưa.
- Phản ánh được đôi nét về đặc điểm địa bàn cư trú, tổ chức xã hội và phong tục, tập quán của người Việt cổ.
- Thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của các tác giả dân gian khi hư cấu nên một câu chuyện vừa đời thường, vừa kì vĩ với cuộc xung đột của hai vị thần đại diện cho hai không gian sống quen thuộc với tổ tiên ta ngày trước.
Trả lời:
Ở bản kể Sơn Tinh, Thuỷ Tinh trong SGK, người kể khi thì gọi hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, khi thì gọi họ là Thần Núi và Thân Nước. Đây là cách gọi tên linh hoạt, giúp cho lời kể sống động, không cứng nhắc. Cơ sở của nó là sự tương đồng về nghĩa giữa Sơn Tinh với Thần Núi và Thuỷ Tinh với Thần Nước. Các yếu tố sơn, thuỷ trong tên gọi các vị thần là từ mượn tiếng Hán, có nghĩa là núi và nước. Tinh trong trường hợp này có nghĩa chung là quỷ thần (thần cũng là từ mượn tiếng Hán nhưng dễ được cảm nhận như từ “thuần Việt”).