Đọc lại văn bản Lời của cây (Trần Hữu Thung) trong SGK Ngữ văn 7 (tập l)


Đọc lại văn bản Lời của cây (Trần Hữu Thung) trong SGK Ngữ văn 7 (tập l) và trả lời các câu hỏi sau:

Đọc lại văn bản Lời của cây (Trần Hữu Thung) trong SGK Ngữ văn 7 (tập l)

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc lại văn bản Lời của cây (Trần Hữu Thung) trong SGK Ngữ văn 7 (tập l) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Đề miêu tả hạt nảy mầm, tác giả đã sử dụng hình ảnh nào? Em có nhận xét gì về hình ảnh ấy?

b. Chỉ ra và nêu tác dụng của (những) biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ:

Mâm tròn nằm giữa

Vỏ hạt làm nôi

Nghe bàn tay vỗ

Nghe tiếng ru hời.

c. Nhận xét về nhịp thơ của đòng thơ “Rằng các bạn ơi?”. Từ đó, cho biết qua khổ thơ cuối, tác giả muốn thay mặt cây nhắn gửi đến chúng ta điều gì?

Trả lời:

a. Đề miêu tả hình ảnh hạt nảy mầm, tác giả đã sử dụng hình ảnh “giọt sữa”. Đó là một hình ảnh ẩn dụ gợi tả rõ nét màu sắc sinh động, sự khởi đầu căng tràn nhựa sống của hạt mầm bé xíu. Hình ảnh ấy cũng thể hiện sự quan sát thiên nhiên qua lăng kính của một đứa trẻ, đem đến cho người đọc sự cảm nhận về thế giới xung quanh thật diệu kì, lạ lẫm.

b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ là so sánh (vỏ hạt - nôi) và điệp từ (nghe).

Tác dụng: Làm cho việc miêu tả trở nên sinh động và giàu giá trị biểu cảm. Hạt mầm bé nhỏ dường như nhận được rất nhiều sự yêu thương từ vạn vật xung quanh. Vỏ hạt nâng niu, che chở mầm từ bên trong. Điệp từ “nghe” cho thấy sự giao cảm đặc biệt giữa mầm với thế giới xung quanh. Mầm dường như “lắng nghe”, cảm nhận rất rõ sự chờ đợi, vỗ về của đất trời và con người dành cho mình nên siêng năng tích tụ sức sống, chờ ngày “mở mắt” đón chào cuộc sống mới.

c. Dòng thơ “Rằng các bạn ơi” ngắt nhịp 1/3. Qua đó, tác giả thể hiện cây khao khát muốn được giao cảm, chia sẻ với con người. Tác giả muốn thay mặt cây để nhắn gửi đến chúng ta thông điệp mỗi sự vật trên thế giới này đều góp phần làm nên sự sống.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: