SBT Ngữ văn 7 Bài 7: Tiếng Việt trang 20, 21, 22 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 7: Tiếng Việt trang 20, 21, 22 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.
Giải SBT Ngữ văn 7 Bài 7: Tiếng Việt trang 20, 21, 22 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm và phân tích ví dụ để phân biệt thành ngữ và tục ngữ.
Trả lời:
- Điểm chung giữa thành ngữ và tục ngữ:
+ Có phần giống nhau về hình thức cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ ghép hoặc từ phức.
+ Đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng nhau.
+ Có ý nghĩa để giáo dục, dạy cách làm người.
+ Với câu kép thì thành ngữ nếu tách riêng ra thì mỗi câu không có nghĩa cụ thể, phải đi chung với nhau. Còn tục ngữ mỗi câu đơn trong câu kép đều có nghĩa cụ thể.
- Điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ:
+ Thành ngữ là những cụm từ cố định còn tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, xúc tích.
+ Tục ngữ là một câu đơn, kép hoàn thành, còn thành ngữ có thể là 1 cụm từ, nhiều thành ngữ không phải là câu hoàn chỉnh. Ví dụ thành ngữ “Anh hùng rơm”, tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
+ Thành ngữ là các khái niệm, có nghĩa chung, có thể hơi mơ hồ và suy ra nhiều nghĩa khác nhau. Tục ngữ có nghĩa tổng quát, phong tục, kinh nghiệm, lời khuyên, bài học được đúc kết từ nhiều thế hệ cha ông.
Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Nói quá là biện pháp …………………… mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
b. nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt ……………, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Trả lời:
a. Nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
b. Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
a. vắt chân lên cổ
b. ruột để ngoài da
c. nghĩ nát óc
Trả lời:
a. Nó // vắt chân lên cổ để làm bài mà vẫn không kịp giờ.
Thành ngữ vắt chân lên cổ thuộc vị ngữ của câu.
b. Bà ấy // là người ruột để ngoài da
Thành ngữ ruột để ngoài da bổ sung ý nghĩa cho “người”, thuộc vị ngữ của câu.
c. Tôi // nghĩ nát óc mà vẫn chưa tìm ra cách giải bài toán này.
Thành ngữ nghĩ nát óc thuộc vị ngữ của câu
Lưu ý: Trong các câu trên, kí hiệu // dùng để đánh dấu ranh giới giữa chủ ngữ và vị ngữ.
a. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
b. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
c. Ruộng không phân như thân không của
d. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
Trả lời:
a. Câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo sử dụng biện pháp ẩn dụ: “sóng cả” chỉ “khó khăn, thử thách”, “ngã tay chèo” chỉ ý “buông xuôi, không tiếp tục nữa”.
b. Một cây làm chẳng nên non
ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Câu tục ngữ trên sử dụng biện pháp hoán dụ và ẩn dụ. Hoán dụ: “một cây” chỉ số ít, “ba cây” chỉ số nhiều. Ẩn dụ: “chụm lại” chỉ sự đoàn kết; “non”, “hòn núi cao” chỉ sự thành công.
c. Câu tục ngữ Ruộng không phân như thân không của sử dụng biện pháp so sánh.
d. Câu tục ngữ Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng sử dụng biện pháp ẩn dụ: “ăn cơm nằm” chỉ ý “nhàn hạ”, “ăn cơm đứng” chỉ ý “vất vả”.
tác dụng của các biện pháp tu từ: làm cho cách diễn đạt giàu hình ảnh và biểu cảm.
Trả lời:
Ví dụ:
a. Thành ngữ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Hồ Xuân Hương sử dụng thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” để nói về thân phận long đong, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Hoặc trong truyện Một bữa no (khi viết về nhân vật bà cái Tý): “…Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng để dành dăm bảy đồng mua một cái áo quan về đợi ngày chui vào…”. Sử dụng thành ngữ “thắt lưng buộc bụng”, Nam Cao đã gợi lên hình ảnh những người phụ nữ nghèo khổ, chắt chiu, dè xẻn, tằn tiện suốt đời và bộc lộ nỗi xót thương sâu sắc của tác giả.
b. Tục ngữ:
“Sau hàng rào, bà trưởng Bạt, đứng lấp ló nhìn qua lớp lá râm bụt, can:
– Thôi mà, chị Pha, một câu nhịn là chín câu lành” (Trích “Bước đường cùng” – Nguyễn Công Hoan)
Trả lời:
Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn là cách diễn đạt phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nói quá. Biện pháp này có tác dụng nhấn mạnh tác hại của việc làm chuồng gà hướng Đông là “cái lông chẳng còn”, làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
Trả lời:
STT |
Thành ngữ |
Biện pháp tu từ |
Ý nghĩa |
1 |
Nghiêng nước nghiêng thành |
Nói quá |
Ý nói người con gái rất đẹp |
2 |
Ngàn cân treo sợi tóc |
Nói quá |
Tình thế cấp bách, nguy hiểm, khó khăn |
3 |
Vắt cổ chày ra nước |
Nói quá |
Người keo kiệt |
4 |
Nhắm mắt xuôi tay |
Nói giảm nói tránh |
Người mất, không còn sự sống |
5 |
Hồn xiêu phách lạc |
Nói quá |
Cảm giác sợ hãi tột độ |
Trả lời:
Dựa vào ngữ cảnh, đặc biệt là sự đối lập trong hai vế (được – đau), chúng ta có thể xác định từ “đau” trong câu tục ngữ “Được mùa cau, đau mùa lúa” được dùng với ý nghĩa “mấy, không được (mùa)” dù cho trong từ điểm Việt, từ “đau” không có nghĩa nào như thế.