SBT Ngữ văn 7 Bài 6: Tiếng việt trang 7, 8 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 6: Tiếng việt trang 7, 8 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.
Giải SBT Ngữ văn 7 Bài 6: Tiếng việt trang 7, 8 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Liên kết có tác dụng làm cho văn bản……………………………………….
b. Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết
- Nội dung cấc câu, các đoạn …………… và …………. Chặt chẽ với nhau.
- Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các …………….. thích hợp.
Trả lời:
Các em lần lượt điền các từ dưới đây vào chỗ trống:
a. Trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức
b.
- thống nhất; gắn bó
- phép liên kết
Phép liên kết |
Khái niệm |
Ví dụ |
Phép lặp từ ngữ |
||
Phép thế |
||
Phép nối |
||
Phép liên tưởng |
Trả lời:
Phép liên kết |
Khái niệm |
Ví dụ |
Phép lặp từ ngữ |
lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước |
Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài. |
Phép thế |
sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. |
Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi. |
Phép nối |
sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước. |
Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. |
Phép liên tưởng |
sử dụng ở câu đứng trước các từ cùng liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. |
Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa. (Nguyễn Ðịch Dũng) → Làng được đặc trưng bằng rặng tre, cây đa, quán chợ |
Thất bại là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, quan trọng là ta phải biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, đối diện với sự thật và rút ra những bài học kinh nghiệm. Do vậy, đừng vì thất bại mà nản chí, mất niềm tin vào bản thân mình và cuộc sống, hãy biến thất bại thành bàn đạp vươn đến thành công.
Lu-y Pát-xơ-tơ (Louise Pasteur) – nhà khoa học nổi tiếng thế giới, người có công lao vĩ đại trong việc tìm ra vắc – xin (vaccine) phòng dại đã từng chỉ là sinh viên bình thường trong số những sinh viên chưa tốt nghiệp, từng xếp hạng 15/22 ở môn Hóa. Ông cũng phải nếm mùi thất bại và khó khăn khi công bố phát minh của mình về sự tiệt trùng. Người đương thời không công nhận ông. Nhưng điều kì diệu là ông luôn có niềm tin mãnh liệt vào bản thân mình và sự đúng đắn của khoa học, luôn rút ra kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại. Sự kiên nhẫn và niềm tin ấy đã làm cho tên tuổi của ông tỏa sáng mãi trong lịch sử văn minh nhân loại.
(Kim Thị Mùa Đông, Đừng sợ thất bại)
Trả lời:
Đoạn văn sử dụng phép lặp từ ngữ: “thất bại”, “kinh nghiệm”, “niềm tin vào bản thân”.
Câu 4 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng phép liên kết nào?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
a. Phép lặp từ ngữ
b. Phép nối
c. Phép thế
d. Cả ba phương án trên
Trả lời:
- Đáp án c. Phép thế
- Giải thích:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.
Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Chỉ ra phép liên tưởng trong đoạn văn sau:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Trả lời:
Phép liên tưởng thể hiện qua các từ: “tác phẩm nghệ thuật”, “nghệ sĩ”.
Câu 6 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Xác định phép liên kết trong các đoạn văn sau:
a. Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước.
(Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)
b. Muốn có được cuộc sống thoải mái, sung sướng là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng của con người. Nhưng chúng ta lại thường không biết dừng lại đúng lúc vì lòng tham của con người là vô đáy, sẽ mang đến những hậu quả khôn lường.
c. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước.
(Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)
Trả lời:
Phép liên kết trong các đoạn văn.
a. Phép lặp từ ngữ: “vui”, “ta”
b.
- Phép lặp từ ngữ: “con người”
- Phép thế: “chúng ta” thay thế cho “con người”
- Phép nối: “nhưng
c.
- Phép thế: “thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ” thay thế cho “di sản tinh thần của nhân loại”
- Phép lặp từ ngữ: “thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ”.