SBT Ngữ văn 7 Bài 10: Tiếng việt trang 76, 77 - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 10: Tiếng việt trang 76, 77 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.

Giải SBT Ngữ văn 7 Bài 10: Tiếng việt trang 76, 77 - Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 76 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Ngữ cảnh của một từ là gì? Ngữ cảnh có vai trò thế nào trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết hoặc nói và hiểu nghĩa của từ khi đọc hoặc nghe?

Trả lời:

- Ngữ cảnh của một từ là những yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ xung quanh nó. Như vậy, ngữ cảnh có thể là một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ và cũng có thể là một từ.

- Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết hoặc nói và hiểu nghĩa của từ khi đọc hoặc nghe.

Câu 2 trang 76 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Khi gặp một từ không biết nghĩa, chúng ta có thể dựa vào đâu để xác định nghĩa của từ? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp với các yếu tố khác, qua đó bộc lộ một nghĩa xác định nào đó. Khi gặp một từ không biết nghĩa, có thể dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ.

- Khi xác định nghĩa của từ, cần phải lưu ý xem trong ngữ cảnh này, từ có được dùng với nghĩa thông thường (nghĩa có trong từ điển) hay được dùng với nghĩa khác.

- Ví dụ:

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non.

(Vũ Quần Phương, Đợi mẹ)

+ Từ “non” để chỉ sự mới, mới mọc, mới nhú được một phần của vầng trăng. Trăng non là vầng trăng đầu tháng chưa tròn, còn khuyết.

+ Dựa vào từ “nửa vầng trăng” để xác định nghĩa của từ “non”.

Câu 3 trang 76 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn thơ sau:

Trong khoảnh khắc sách, bài là giấy cũ,

Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông.

Trên đường làng huyết phượng nở thành bông

Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt

(Xuân tâm, Nghỉ hè)

Sự xuất hiện của từ “phượng” bên cạnh từ “huyết” trong đoạn thơ trên làm thay đổi cách hiểu thông thường về từ “huyết” không? Xác định nghĩa của từ “huyết” trong đoạn thơ trên.

Trả lời:

Sự xuất hiện của từ “phượng” bên cạnh từ “huyết” đã làm thay đổi cách hiểu thông thường về từ “huyết” (máu). Trong đoạn thơ này, “huyết” không được dùng với nghĩa “máu” mà dùng để chỉ mầu đỏ rực của hoa phượng.

Câu 4 trang 76 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn thơ sau:

Tôi nằm nghe trái tim mình ca hát

Trên ngực tôi nằm ngủ một con mèo.

(Anh Ngọc, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi)

a. xác định nghĩa của từ “ca hát” trong đoạn thơ trên.

b. Dựa vào đâu em xác định được nghĩa ấy của từ?

Trả lời:

a. Từ “ca hát” (xuất hiện sau cụm từ “trái tim mình”) trong đoạn thơ được dùng để chỉ trạng thái tinh thần vui sướng.

b. Căn cứ để xác định được nghĩa của từ “ca hát” là ngữ cảnh xung quanh, đặc biệt là từ “trái tim” đi cùng với động từ “ca hát”.

Câu 5 trang 77 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn thơ sau:

Khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng

Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu

Trải tâm tư dưới trời trăng sáng

Cuộc đời ơi, đẹp biết bao nhiêu!

(Xuân Quỳnh, Khát vọng)

a. Dựa vào ngữ cảnh, hãy xác định nghĩa của từ “cháy bỏng”.

b. Đặt một câu có từ “cháy bỏng” được dùng với nghĩa trên.

Trả lời:

a. Từ “cháy bỏng” (đi cùng từ “ước mơ”) được dùng để chỉ ý “mãnh liệt”.

b. Lan có một ước mơ cháy bỏng là làm giáo viên vùng cao để dạy học cho các em nhỏ còn gặp nhiều khó khăn.

Câu 6 trang 77 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn thơ sau:

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng

Vườn hoa mận trắng

Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.

(Vũ Quần Phương, Đợi mẹ)

a. Mẹ đã bế ai vào nhà? Vì sao em biết?

b. Em có nhận xét gì về cách viết câu thơ cuối trong đoạn thơ trên?

Trả lời:

a. Dù tác giả viết mẹ bế vào nhà “nỗi đợi vẫn nằm mơ” nhưng chúng ta hiểu mẹ đã bế em bé đang mơ ngủ vào nhà. Ngữ cảnh của đoạn thơ với các câu mô tả em bé đang chờ mẹ trong đêm cho phép ta hiểu như vậy.

b. Câu thơ “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” diễn tả một cách hình tượng. độc đáo, làm rõ tình yêu mẹ của bé (chờ đợi đến ngủ quên ngoài đầu hè) cũng như tình yêu bé của mẹ (âm yếm, thương yêu). Hình ảnh ví bé như “nỗi đợi vẫn nằm mơ” là một cách nói rất độc đáo, thi vị.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: