Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn thơ trên các phương diện như số tiếng


Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn thơ trên các phương diện như số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp.

Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn thơ trên các phương diện như số tiếng

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn thơ trên các phương diện như số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp.

Trả lời:

Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn thơ xét trên các phương diện như số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp:

- Về số tiếng trong mỗi dòng thơ: mỗi dòng thơ có bốn tiếng, ngắn gọn như một nhát chạm khắc sắc nét, góp phần tạc vào kí ức độc giả hình tượng người lính đã anh dũng hi sinh vì Tổ quốc giữa lúc tuổi đời còn rất trẻ.

- Về cách gieo vần: vần chân được gieo ở hầu hết các dòng thơ. Ví dụ: xanh - lành,

vàng - gian, ngàn - non, lành - xanh,...

- Về cách ngắt nhịp: nhịp chẵn (2/2) đan xen các biến tấu linh hoạt. Ví dụ:

Ba lô /con cóc

Tấm áo /màu xanh

Làn da / sốt rét

Cái cười /hiền lành


Anh ngồi / lặng lẽ

Dưới cội / mai vàng

Dài /bao thương nhớ

Mùa xuân “nhân gian


Anh ngồi / rực rỡ

Màu hoa / đại ngàn

Mắt / như suối biếc

Vai / đầy núi non...

Nhịp nền 2/2 được hình thành một cách tự nhiên (do tính bình ổn của cảm xúc và thói quen ưa sự nhịp nhàng khi làm thơ của người Việt chi phối) khiến bài thơ có một tiết tấu uyển chuyển. Đồng thời, những biến tấu rất tự nhiên ghi lại chân thực cảm xúc riêng của nhà thơ và truyền được đến độc giả cảm xúc đó. Tính từ dài được ngắt nhịp riêng tạo thành nhịp 1/3 ở dòng thơ Dài/ bao thương nhớ làm nổi bật tình cảm, nỗi nhớ thương da diết, khôn nguôi.

Hai dòng thơ:

Mắt / như suối biếc

Vai / đầy núi non

cũng được ngắt nhịp 1/3. Biến tấu ở hai dòng này tạo cho người đọc ấn tượng về hình ảnh người lính với vẻ đẹp của tâm hồn trong sáng và sự hi sinh cao cả. Hình ảnh người lính đã vĩnh viễn hoà vào núi non, sông suối, làm nên hồn thiêng đất nước.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: