Xác định từ tượng hình, tượng thanh trong các trường hợp sau
Xác định từ tượng hình, tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:
Xác định từ tượng hình, tượng thanh trong các trường hợp sau
Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định từ tượng hình, tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:
a. Cho tôi về chái bếp nhà tôi
Ngọn khói cong ngủ rồi chưa dậy
Nồi cám bao năm mẹ đun dở
Chái bếp nằm nghe nằng nặng đêm
(Lý Hữu Lương, Chái bếp)
b. Chái bếp vườn nhà cha gọi tên
Cho cánh nỏ cong hình lưỡi hái
Cho tuổi mình là hoa là trái
Chái bếp thõng mình xình xịch mưa
(Lý Hữu Lương, Chái bếp)
c. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương. Thật bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống. Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)
d. Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo: “Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con địa.”
Thầy sờ ngà bảo: “Không phải! Nó chần chẫn như cái đòn càn.”
Thầy sờ tại bảo: “Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.”
Thầy sờ chân cãi: “Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.”
Thầy sờ đuôi lại nói: “Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi sể cùn.”
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
(Thầy bói xem voi)
đ. Lợi khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy. Tôi nhớ gương mặt thầy Phu lúc đó trông áy náy ghê lắm, thầy có xin lỗi đứa học trò nhưng Lợi không nghe thấy. Nó mải khóc, cặp mắt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy thành dòng.
(Nguyễn Nhật Ảnh, Tuổi thơ tôi)
e. Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
(Tố Hữu, Lượm)
Trả lời:
a. Từ tượng hình: nằng nặng.
= > Tác dụng: gợi tả hình ảnh bóng đêm đang dần bao phủ toàn bộ chái bếp, đem đến cho người đọc cảm nhận bóng đêm trong sự hình dung của tác giả dường như có hình, có khối.
b. Từ tượng thanh: xình xịch.
= > Tác dụng: mô phỏng âm thanh trầm, đều liên tục của tiếng mưa.
c. Từ tượng thanh: xào xạc, rỉ rả, lộp độp.
= > Tác dụng: mô phỏng những thanh âm nhỏ trong đêm khuya thanh vắng ở xóm Bờ Giậu như tiếng lá cây lay động khẽ chạm vào nhau, tiếng côn trùng ít ỏi, vang lên cách quãng đều đặn và kéo dài không dứt, tiếng rơi trầm, gọn, nhỏ và thưa thớt của mưa đêm; tất cả những âm thanh ấy chỉ càng tô đậm không gian im ắng, tĩnh lặng của xóm Bờ Giậu về khuya.
d. Từ tượng hình: sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tua tủa.
= > Tác dụng: gợi tả hình ảnh từng bộ phận của con voi như vò, ngà, tai, chân, đuôi.
đ. Từ tượng thanh: rưng rức, từ tượng hình: méo mó.
= > Tác dụng: từ rưng rức mô phỏng âm thanh của tiếng khóc không to, nhưng kéo dài không dứt, giúp người đọc hình dung rõ hơn về nỗi buồn bã, đau đớn khôn nguôi của chú bé Lợi; từ méo mó gợi hình dạng không còn nguyên vẹn, cân đối như vốn có của cái hộp diêm.
e. Từ tượng hình: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
= > Tác dụng: gợi tả chú bé Lượm có dáng vẻ nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hoạt bát và dường như rất dũng cảm, không hề tỏ ra sợ hãi trước kẻ thù.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 1 Tiếng Việt trang 9, 11 hay khác:
- Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hoàn thành những thông tin về từ tượng hình và từ tượng thanh bằng cách điền vào bảng sau (làm vào vở):
- Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích tác dụng của các từ tượng thanh, tượng hình đối với việc miêu tả không gian khu rừng trong đoạn văn sau:
- Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) miêu tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn nơi em ở, trong đó có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.