Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng ở khổ thơ thứ nhất và nêu tác dụng
Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng ở khổ thơ thứ nhất và nêu tác dụng.
Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng ở khổ thơ thứ nhất và nêu tác dụng
Câu 6 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng ở khổ thơ thứ nhất và nêu tác dụng.
Trả lời:
Các biện pháp tu từ được dùng ở khổ thơ thứ nhất và tác dụng của chúng:
– Biện pháp tu từ điệp ngữ:
+ Điệp ngữ không, có kính, bom làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe mang
đầy thương tích của chiến tranh khốc liệt.
+ Điệp ngữ nhìn tô đậm vẻ đẹp của những người lính lái xe:
• Khắc phục thiếu thốn; dũng cảm đối mặt và vượt qua nguy hiểm để thực hiện nhiệm vụ; luôn ung dung, lạc quan tiến lên phía trước; nhìn thẳng vào mọi gian khổ, hi sinh; không hề run sợ, né tránh.
• Biểu hiện sự tập trung, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
• Thể hiện một tâm hồn lãng mạn, tinh tế, chủ động chiêm ngưỡng và tận hưởng từng vẻ đẹp của thiên nhiên, của cả không gian, đất trời từ buồng lái đã bị vỡ kính.
- Biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong câu thơ “Ung dung buồng lái. ta ngồi”: nhấn mạnh tư thế ngồi ung dung, thư thái, không có gì lo lắng, run sợ, từ đó ca ngợi tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài tập 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2 hay khác:
- Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nhận xét về đặc điểm vần, nhịp của bài thơ.
- Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định người bộc lộ cảm xúc và đối tượng hướng tới của cảm xúc trong bài thơ.
- Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định mạch cảm xúc của bài thơ.
- Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em có cảm nhận gì về hình ảnh những chiếc xe không kính?
- Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn trong bài thơ.
- Câu 7 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ Chỉ cần trong xe có một trái tim và nêu ý nghĩa của hình ảnh trái tim.
- Câu 8 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra một số từ ngữ trong bài thơ thể hiện đặc điểm ngôn ngữ của những người lính lái xe Trường Sơn. Các từ ngữ đó gợi cho em cảm nhận gì về hình ảnh người lính?