Phân tích sự chuyển biến tâm lí của nhân vật tôi trước và sau cái chết của K từ đó, nhận xét về tính cách nhân vật tôi
(Câu hỏi 3, SGK) Phân tích sự chuyển biến tâm lí của nhân vật “tôi” trước và sau cái chết của K; từ đó, nhận xét về tính cách nhân vật “tôi”.
Phân tích sự chuyển biến tâm lí của nhân vật tôi trước và sau cái chết của K từ đó, nhận xét về tính cách nhân vật tôi
Câu 3 trang 36 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích sự chuyển biến tâm lí của nhân vật “tôi” trước và sau cái chết của K; từ đó, nhận xét về tính cách nhân vật “tôi”.
Trả lời:
– Trước khi xảy ra kết cục bi thảm do con sóng gây ra (cuốn phăng và nuốt chửng người bạn của mình), nhân vật “tôi” và K là một đôi bạn chân thành, có tình cảm thân thiết: “tôi thích ở bên cạnh K là vì cậu ấy có một trái tim rất ấm áp và chân thành”.
– Tâm lí của nhân vật “tôi” thay đổi hoàn toàn sau khi xảy ra cái chết của K:
+ Đầu tiên là sự bất ngờ đến hoang đường, khi con sóng thứ hai sắp ập đến cuốn “tôi” đi theo K thì “tôi” thấy: “Bên trong con sóng là K, cậu nhìn thẳng vào tôi và cười.”, “Đó không phải là nụ cười bình thường, mà là một nụ cười to, ngoác tận mang tai. Đôi mắt lạnh lẽo của cậu nhìn thẳng vào tôi.”.
+ Tiếp theo, toàn bộ phần (2) tái hiện tâm trạng do cú sốc tâm lí làm cuộc sống của “tôi” thay đổi hoàn toàn: “Tôi nghỉ học nhiều tuần, không ăn uống được gì, chỉ nằm trên giường và nhìn trần nhà. K luôn ở đó, bên trong con sóng, nhìn tôi và cười, tay giơ lên vẫy gọi. Tôi không thể xoá hình ảnh tang thương ấy ra khỏi tâm trí mình. Và khi tôi ngủ, hình ảnh ấy lại hiện lên ...”.
+ Sự ám ảnh giày vò khiến “tôi” phải chuyển đến một nơi khác và sau đó “tránh xa quê nhà mình gần như bốn mươi năm” không dám trở lại bãi biển quê nhà, “tôi không bao giờ đến hồ bơi nữa. Tôi cũng không đến những nơi có ao hồ hay sông suối. Tôi tránh xa mọi tàu thuyền và không đi máy bay để ra nước ngoài.”, luôn thấy “bàn tay lạnh lẽo của K, hình ảnh đen tối khi ấy không bao giờ rời khỏi tâm trí tôi”,...
Từ sự chuyển biến tâm lí trên, có thể thấy nhân vật “tôi” là người có cuộc sống nội tâm rất phong phú, đa cảm, luôn biết tự kiểm điểm, ăn năn, đau khổ trước lỗi lầm của mình,...; một con người biết trân trọng tình bạn, nặng tình, nặng nghĩa,...
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Người thứ bảy hay khác:
- Câu 1 trang 36 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Nội dung truyện Người thứ bảy có gì giống một văn bản bị kịch?
- Câu 2 trang 36 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xung đột nào trong văn bản thể hiện rõ tính chất bi kịch của câu chuyện?
- Câu 4 trang 36 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Hình ảnh con sóng dữ dội và nụ cười của nhân vật K trong con sóng được nhắc lại nhiều lần có ý nghĩa và tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?
- Câu 5 trang 36 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Truyện Người thứ bảy muốn gửi đến bạn đọc thông điệp gì? Đoạn kết của truyện có phải là nội dung thông điệp ấy không? Vì sao?
- Câu 6 trang 36 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: