Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ BỀN VỮNG
CỦA DI SẢN VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
Nhân dịp lần đầu tiên, trại hè mang tên “Sĩ tử nhí – Chắp cánh ước mơ” kéo dài trong hai tháng sắp được tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, phóng viên trang tin Thủ đô Hà Nội đã có cuộc phỏng vấn TS. Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, về sự kiện này cũng như các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng điểm đến, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Văn Miếu.
PV: Thưa ông, trại hè “Sĩ tử nhi – Chắp cánh ước mơ” lần đầu tiên được tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là sự kiện văn hoá giáo dục có ý nghĩa đang được nhiều người mong chờ, ông có thể cho biết về ý tưởng tổ chức hoạt động này?
TS. Lê Xuân Kiêu: Đa dạng hoá các sân chơi để phục vụ tốt hơn nhu cầu của trẻ em, đặc biệt là trong những dịp nghỉ hè là trách nhiệm chung của cộng đồng. Chúng tôi, những người được giao nhiệm vụ giữ gìn và phát huy giá trị của Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tổ chức sự kiện này, trước hết mong muốn tạo thêm một sân chơi mới cho trẻ em, góp phần đem đến một mùa hè bổ ích, vừa chơi vừa học, nuôi dưỡng cho các em hạt giống ham học, ham hiểu biết, học gắn với hành, tinh thần tự học, tự chủ và học để cùng chung sống với nhau.
Ngoài ra, thông qua hoạt động “Sĩ tử nhí”, chúng tôi muốn truyền tải những giá trị tốt đẹp của cha ông ta về giáo dục đang được lưu giữ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tạo nên dòng chảy từ truyền thống đến hiện đại, phát triển chương trình giáo dục di sản để trẻ em của chúng ta ngày thêm yêu mến, trân quý những di sản tốt đẹp của cha ông ta để lại.
PV: Nâng cao chất lượng điểm đến là một trong những mục tiêu chiến lược của ngành du lịch Hà Nội, đối với Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chiến lược này sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
TS. Lê Xuân Kiêu: Thứ nhất, chúng tôi tập trung vào việc đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc tại di tích, từ việc quản lí theo kiểu đóng cửa, mở cửa di tích hằng ngày sang tư duy phục vụ khách tham quan, đáp ứng nhu cầu của du khách muốn tìm hiểu, trải nghiệm, tiếp cận với những giá trị độc đáo của di tích.
Thứ hai, phát triển các sản phẩm văn hoá du lịch trên cơ sở những giá trị của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đa dạng hoá các hoạt động văn hoá giáo dục, văn hoá nghệ thuật, từng bước tăng khả năng tương tác của du khách với các hoạt động được tổ chức tại di tích; sử dụng công nghệ hiện đại để bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
Thứ ba, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, bổ sung các dịch vụ có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của du khách, kết nối khu Nội tự với hồ Văn và vườn Giám thông qua các hoạt động văn hoá phù hợp với di tích, kéo dài thời gian thăm di tích của du khách.
Thứ tư, mở rộng kết nối giữa di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám với các bảo tàng, di tích trên địa bàn Hà Nội.
Cuối cùng, đó là cải thiện hoạt động truyền thông tại di tích theo hướng truyền thông có trách nhiệm, hiệu quả; hoàn thiện bộ nhận diện di tích để quảng bá hình ảnh di tích với khách tham quan trọng nước và nước ngoài.
PV: Chúng ta sẽ làm gì để bảo tồn Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một điểm đến đặc biệt mang ý nghĩa giáo dục truyền thống hiếu học cũng như lịch sử của dân tộc?
TS. Lê Xuân Kiêu: Phát triển du lịch với điểm đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những phương thức để phát huy giá trị của di tích. Thông qua đó, giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam những giá trị về hiếu học, hiếu nghĩa, tôn trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam, đồng thời quảng bá cho du khách quốc tế về văn hoá, lịch sử, con người Việt Nam. Đây là trách nhiệm chung của các cấp quản lí, ngành văn hoá, ngành du lịch, du khách, giới truyền thông và cộng đông dân cư xung quanh di tích.
Để bảo tồn di sản này như là một điểm đến đặc biệt mang ý nghĩa giáo dục truyền thống hiếu học cũng như lịch sử của dân tộc, đòi hỏi tinh thần, ý thức trách nhiệm cao trong quản lí, bảo tồn, phát huy giá trị của di tích. Trân trọng những giá trị của di tích, đặt đúng vai trò của Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong sự phát triển không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả nước để từ đó có sự quan tâm đặc biệt đến di tích. Phát huy được nguồn lực tổng hợp của nhà quản lí, nhà khoa học và cộng đồng; có những sáng tạo, đổi mới trong quản lí, bảo tồn và phát huy giá trị di tích này một cách bền vững cho các thế hệ sau.
(Theo Minh Anh (thực hiện), thanglong.chinhphu.vn, 20-5-2018)
a) Văn bản trên nêu lên nội dung gì? Nội dung và hình thức của văn bản trên có gì giống văn bản Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội (Trần Đăng Khoa)?
b) Nêu đặc điểm của bài phỏng vấn được thể hiện trong văn bản trên.
c) Theo văn bản, chúng ta sẽ làm gì để bảo tồn Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
d) Văn bản giúp em hiểu được thông điệp gì từ các di tích lịch sử?
Trả lời:
a)
- Nội dung chính của văn bản là nêu lên giá trị của di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám và sự cần thiết phải bảo tồn, phát huy giá trị của di tích này.
- Nội dung và hình thức của văn bản này giống văn bản Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội ở các điểm sau:
+ Nội dung: cùng đề tài về giá trị các di tích lịch sử của dân tộc.
+ Hình thức: trình bày dưới dạng một bài phỏng vấn.
b) Đặc điểm của bài phỏng vấn được thể hiện trong văn bản là:
- Văn bản được trình bày dưới dạng phỏng vấn ngắn
- Mục đích của văn bản là để tiếp nhận thông tin về sự phát triển giá trị bền vững của di sản Văn miếu – Quốc Tử Giám.
- …
c) Để bảo tồn Văn Miếu – Quốc Tử Giám chúng ta cần:
- Làm tốt công việc bảo tồn, tu bổ di tích.
- Tuyên truyền, quảng bá về khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.
- …
d) Văn bản Phát triển giá trị bền vững của di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám nêu lên một thông điệp về tinh thần của dân tộc qua các di tích lịch sử. Không nhất thiết phải là thông điệp từ di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám mà có thể từ một di tích lịch sử khác.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội hay khác:
- Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Vì sao văn bản Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội là một văn bản thông tin?
- Câu 2 trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Nội dung phỏng vấn về vấn đề gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào?
- Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Hãy chỉ ra đặc điểm của một bài phỏng vấn thể hiện qua văn bản này. Em thích câu hỏi và câu trả lời nào nhất? Vì sao?
- Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Qua bài phỏng vấn, em có được những thông tin gì mới mẻ về Thủ đô Hà Nội?