SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 35 - Kết nối tri thức
Tìm đọc một số văn bản nghị luận văn học. Ghi vào nhật kí đọc sách luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản em đã đọc; những cách để hiểu khác của em so với cách hiểu của tác giả văn bản nghị luận đối với vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 35 - Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 35 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Tìm đọc một số văn bản nghị luận văn học. Ghi vào nhật kí đọc sách luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản em đã đọc; những cách để hiểu khác của em so với cách hiểu của tác giả văn bản nghị luận đối với vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
Trả lời:
Chú ý tìm đọc những văn bản nghị luận viết về các tác phẩm văn học Việt Nam, nhất là những tác phẩm văn học mà em đã được học ở cấp Trung học cơ sở. Khi đọc một văn bản nghị luận văn học, trước hết em cần nắm: Luận đề của văn bản là gì? Ý kiến của người viết về vấn đề đó như thế nào? Thông thường, em có thể tìm thấy câu trả lời cho hai câu hỏi này ngay từ phần mở đầu của văn bản. Tiếp theo, em cần tự đặt câu hỏi để nhận biết được các yếu tố quan trọng khác của văn bản nghị luận: Để chứng minh cho luận đề, người viết triển khai những luận điểm nào? Các luận điểm ấy được sắp xếp theo trình tự nào? Người viết dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để củng cố cho hệ thống luận điểm ấy? Em có ý kiến gì về vấn đề được bàn trong văn bản? Ý kiến của em về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học có gì khác so với ý kiến của tác giả văn bản nghị luận?
Các luận điểm thường được trình bày tách bạch trong những đoạn văn riêng biệt. Các bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học thường là những câu văn, đoạn văn, dòng thơ, chi tiết, hình ảnh,... được dẫn từ tác phẩm văn học. Ngoài ra, bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học cũng có thể là ý kiến, nhận định của các nhà nghiên cứu, phê bình về tác phẩm văn học mà tác giả bài nghị luận dẫn lại. Em chú ý cách sử dụng trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp trong văn bản để học hỏi cách viết của những tác giả có kinh nghiệm.
Về câu hỏi Ý kiến của em về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học có gì khác so với ý kiến của tác giả văn bản nghị luận?, em có thể trả lời “có” hoặc “không”. Nếu muốn có câu trả lời thoả đáng thì em cũng cần đọc kĩ tác phẩm văn học mà bài nghị luận bàn đến. Nếu đó là tác phẩm văn học mà em chưa được học thì việc đọc nó không phải là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện ở phần Đọc mở rộng này.
Nhớ ghi lại đầy đủ nội dung vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Đọc mở rộng trang 35 Tập 1 hay khác: