SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 2 trang 19 - Kết nối tri thức
Tìm đọc một số bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề và căn cứ để xác định chủ đề, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của tác giả; những nét độc đáo của bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ em đã đọc thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 2 trang 19 - Kết nối tri thức
Bài tập 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Tìm đọc một số bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề và căn cứ để xác định chủ đề, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của tác giả; những nét độc đáo của bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ em đã đọc thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
Trả lời:
Nhật kí đọc sách |
Ngày: 25/1/2025 |
Nhan đề bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ Tác giả: Hàn Mặc Tử |
Chủ đề: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ, đồng thời bộc lộ niềm khao khát được sống, được hạnh phúc và nỗi đau tuyệt vọng của người thi nhân trước hiện thực nghiệt ngã. |
Cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết: Bắt đầu từ nỗi niềm thương nhớ một người con gái, một miền quê cụ thể, tác giả đã khát quát tình yêu tha thiết và sâu nặng của nhà thơ với con người, quê hương, với cuộc sống và cuộc đời. |
Bố cục: - Đoạn 1: vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ - Đoạn 2: cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ - Đoạn 3: hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi |
Ngôn ngữ: ngôn ngữ nhiều sức gợi tả, từ phiếm chỉ, những kết hợp từ độc đáo, mới lạ, gợi cảm, từ Hán Việt “nhân ảnh”. |
Một số hình ảnh, biện pháp tu từ nổi bật: Hinh ảnh “vườn ai”, “tình ai” mơ hồ như cõi mộng; hình ảnh nắng hàng cau, bến sông trăng,...; hình ảnh cô gái áo trắng mờ nhân ảnh”; BPTT câu hỏi tu từ, hình ảnh tượng trưng,... |
Cảm nghĩ của em về bài thơ: Bài thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của xứ Huế, đồng thời cho thấy nỗi khát khao hạnh phúc và khát hao yêu đời, yêu người của thi sĩ Hàn Mặc Tử. |
Các bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ em cần tìm đọc có thể được sáng tác vào giai đoạn Thơ mới (1932 – 1945) hoặc các giai đoạn về sau, bao gồm cả những sáng tác đương đại. Khi đọc, em cần nắm được chủ đề của bài thơ, căn cứ để xác định chủ đề; cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của nhà thơ; những điểm nổi bật của bài thơ như bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ,... Em có thể tự đặt ra và trả lời những câu hỏi như: Chủ đề của bài thơ là gì? Dựa vào đâu để xác định được chủ đề đó? Đặc điểm của thể thơ (sáu chữ, bảy chữ, tám chữ) thể hiện như thế nào 1 bài thơ? Bài thơ có bố cục như thế nào? Kết cấu của bài thơ có gì đáng chú ý? Mạch cảm xúc trong bài thơ phát triển như thế nào? Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ khiến em có ấn tượng đặc biệt? Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ? Những biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? Em có cảm nghĩ như thế nào về bài thơ đã đọc?
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Đọc mở rộng trang 19 Tập 2 hay khác: