Trong hai khổ thơ đầu, cảnh sắc mùa thu trong vườn hiện lên như thế nào
Trong hai khổ thơ đầu, cảnh sắc mùa thu trong vườn hiện lên như thế nào? Chỉ ra các biện pháp tu từ, các từ láy được sử dụng trong hai khổ thơ và nêu tác dụng của chúng.
Trong hai khổ thơ đầu, cảnh sắc mùa thu trong vườn hiện lên như thế nào
Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Trong hai khổ thơ đầu, cảnh sắc mùa thu trong vườn hiện lên như thế nào? Chỉ ra các biện pháp tu từ, các từ láy được sử dụng trong hai khổ thơ và nêu tác dụng của chúng.
Trả lời:
Mặc dù bước đi của mùa thu rất chậm rãi nhưng nhà thơ đã cảm nhận được những thay đổi tinh tế của cảnh sắc trong vườn:
– Rặng liễu rủ được nhân hoá thành hình ảnh những người phụ nữ đang đứng chịu tang: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”. Từ láy đìu hiu gợi lên cảm giác vắng vẻ, buồn bã.
– Lá cây chuyển vàng khiến mùa thu như khoác lên mình chiếc áo màu mơ phai thơ mộng được dệt nên từ muôn ngàn chiếc lá vàng. Biện pháp tu từ nhân hoá gợi lên sự thay đổi bất ngờ của cây lá mùa thu.
– Một vài loài hoa đã lác đác rụng. Chú ý cách sử dụng từ ngữ mới lạ (hơn một loài hoa) diễn tả hình ảnh chưa nhiều loài hoa tàn rụng.
– Sắc đỏ của lá thu đang lấn dần từng chút sắc xanh. Biện pháp tu từ nhân hoá miêu tả trạng thái chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ của lá thu.
– Những luồng gió thổi nhẹ làm rung rinh lá... Cành cây rụng lá để lộ “đổi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Cách kết hợp từ mới lạ luồng run rẩy nhánh khô gầy; từ láy rung rinh, mỏng manh đã gợi lên những trạng thái vận động mơ hồ, tinh tế của vạn vật khi mùa thu tới.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 5 trang 16 hay khác:
- Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Cho biết đặc điểm của thể thơ được thể hiện qua bài thơ.
- Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Trong hai khổ thơ cuối, mùa thu tới làm cảnh vật và con người thay đổi ra sao?
- Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Qua bài thơ, nhà thơ thể hiện cảm nhận như thế nào về thời gian?
- Câu 5 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xác định nghĩa của từ rũa trong câu thơ “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”.