Trong hai khổ thơ cuối, khi nhận ra thực tại tất cả đã xa rồi, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì
Trong hai khổ thơ cuối, khi nhận ra thực tại “tất cả đã xa rồi”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì?
Trong hai khổ thơ cuối, khi nhận ra thực tại tất cả đã xa rồi, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì
Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Trong hai khổ thơ cuối, khi nhận ra thực tại “tất cả đã xa rồi”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì?
Trả lời:
– Bâng khuâng, tiếc nuối khi nhận ra tuổi học trò đã trôi qua, tất cả chỉ còn là kỉ niệm:
+ Từ thôi thể hiện cảm xúc hụt hẫng, tiếc nuối khi nghĩ về một thời vô tư “bím tóc trắng ngủ quên” trong lớp học, nghịch ngợm “cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ”.
+ Biện pháp tu từ điệp ngữ kết hợp ẩn dụ (quả đã ngọt, hoa đã vàng) nhấn mạnh thực tế tuổi thơ đã ra đi, những cô bé, cậu bé năm nào giờ đã trưởng thành.
+ Lời gọi hoa mướp của ta ơi thể hiện nỗi bâng khuâng, tiếc nuối da diết.
– Buồn bã vì tình yêu tuổi học trò cũng chỉ còn là kỉ niệm: “Em đã yêu anh, anh đã xa vời”. Biện pháp tu từ điệp ngữ (đã) cho thấy tất cả đã thuộc về quá khứ, chỉ còn lại những lưu luyến, vấn vương: “Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi”.
– Lo sợ những kỉ niệm đẹp thuở hoa niên rồi cũng sẽ tan biến: “Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại/ Không thấy trên sân trường – chiếc lá buổi đầu tiên”.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 6 trang 17 hay khác:
- Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nếu căn cứ để xác định thể thơ.
- Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Trong sáu khổ thơ đầu, nhà thơ đã nhắc lại những kỉ niệm sâu sắc nào của tuổi học trò? Cho biết cảm xúc của nhà thơ khi nhắc lại những kỉ niệm đó.
- Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Nêu chủ đề của bài thơ và căn cứ xác định chủ đề.
- Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?