Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ
. Theo em, việc nhắc đến hai điển tích ngọc Mị Nương và cỏ Ngu Mĩ trong câu văn trên mang lại hiệu quả gì?
Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ
Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ”. Theo em, việc nhắc đến hai điển tích ngọc Mị Nương và cỏ Ngu Mĩ trong câu văn trên mang lại hiệu quả gì?
Trả lời:
“Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ”. Việc nhắc đến điển tích ngọc Mị Nương – câu chuyện ngọc trai giếng nước trong truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thuỷ và cỏ Ngu Mĩ – câu chuyện về nàng Ngu Cơ, vợ Hạng Vũ có tác dụng làm nổi bật tấm lòng trong trắng, thuỷ chung của Vũ Nương. Nàng muốn khẳng định dù có chết vẫn giữ sự trong sạch như ngọc trai trong giếng nước, vẫn thuỷ chung, son sắt như tấm lòng của nàng Ngu Cơ với Hạng Vương.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 2 trang 4 hay khác:
- Câu 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nêu những chi tiết tiêu biểu miêu tả thái độ và hành động của Vũ Nương khi bị Trương Sinh nghi oan, chửi mắng và đánh đuổi đi. Những chi tiết đó cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương?
- Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Qua lời than trước khi trẫm mình ở sông Hoàng Giang, Vũ Nương muốn bày tỏ điều gì?
- Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Tìm từ Hán Việt có yếu tố nghi đồng âm với nghi trong nghi oan.