Các hiện tượng nào sau đây ở thực vật thuộc kiểu ứng động?
Các hiện tượng nào sau đây ở thực vật thuộc kiểu ứng động?
Giải SBT Sinh học 11 Chủ đề 2: Cảm ứng ở sinh vật - Cánh diều
Bài 2.12 trang 32 sách bài tập Sinh học 11: Các hiện tượng nào sau đây ở thực vật thuộc kiểu ứng động?
(1) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng, khép lại lúc chạng vạng tối.
(2) Ngọn cây hướng ra ngoài ánh sáng.
(3) Lá cây trinh nữ cụp lại khi tay chạm vào.
(4) Rễ cây lan rộng hướng tới nguồn nước.
(5) Hoa quỳnh nở vào ban đêm.
(6) Vận động bắt mồi của cây nắp ấm.
A. (1), (2), (3) và (6).
B. (1), (3), (5) và (6).
C. (1), (3), (5) và (6).
D. (1), (2), (4) và (6).
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
(1) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng, khép lại lúc chạng vạng tối → Thuộc kiểu ứng động (ứng động sinh trưởng – quang ứng động).
(2) Ngọn cây hướng ra ngoài ánh sáng→ Thuộc kiểu hướng động (hướng ánh sáng).
(3) Lá cây trinh nữ cụp lại khi tay chạm vào→ Thuộc kiểu ứng động (ứng động sức trương).
(4) Rễ cây lan rộng hướng tới nguồn nước→ Thuộc kiểu hướng động (hướng nước).
(5) Hoa quỳnh nở vào ban đêm→ Thuộc kiểu ứng động (ứng động sinh trưởng – quang ứng động).
(6) Vận động bắt mồi của cây nắp ấm→ Thuộc kiểu ứng động (ứng động tiếp xúc).
Lời giải SBT Sinh 11 Chủ đề 2: Cảm ứng ở sinh vật hay khác:
Bài 2.2 trang 31 sách bài tập Sinh học 11: Sinh vật thu nhận kích thích nhờ ....
Bài 2.9 trang 32 sách bài tập Sinh học 11: Bộ phận nào của cây hướng trọng lực dương? ....
Bài 2.14 trang 33 sách bài tập Sinh học 11: Những bộ phận của một neuron điển hình gồm ....
Bài 2.20 trang 34 sách bài tập Sinh học 11: Những chức năng nào sau đây là tập tính? ....
Bài 2.26 trang 36 sách bài tập Sinh học 11: Cho ví dụ và phân tích cơ chế cảm ứng ....
Bài 2.36 trang 36 sách bài tập Sinh học 11: Giải thích cơ sở thần kinh của tập tính học được ....
Bài 2.37 trang 36 sách bài tập Sinh học 11: Nêu một số ứng dụng của tập tính trong thực tiễn ....