Một nhà khoa học đã sử dụng một loại thuốc X có tác dụng ức chế kênh/bơm ion K+
Một nhà khoa học đã sử dụng một loại thuốc X có tác dụng ức chế kênh/bơm ion K+ để chứng minh vai trò của các kênh/bơm K+ đối với cảm ứng ở thực vật. Ông đã tiến hành hai thí nghiệm như sau:
Giải SBT Sinh học 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật - Chân trời sáng tạo
Câu 15.16 trang 52 sách bài tập Sinh học 11: Một nhà khoa học đã sử dụng một loại thuốc X có tác dụng ức chế kênh/bơm ion K+ để chứng minh vai trò của các kênh/bơm K+ đối với cảm ứng ở thực vật. Ông đã tiến hành hai thí nghiệm như sau:
- Thí nghiệm 1: Tiêm thuốc X vào cây trinh nữ, sau đó chạm vào lá cây.
- Thí nghiệm 2: Tiêm thuốc X vào một loại cây cảnh, sau đó đặt cây ở nơi có ánh nắng gắt và đo tốc độ thoát hơi nước của lá.
Em hãy dự đoán kết quả của hai thí nghiệm trên. Giải thích.
Lời giải:
- Thí nghiệm 1: Lá cây trinh nữ sẽ không khép lại. Giải thích: Khi bị va chạm, các tế bào thể gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm sức trương do sự di chuyển của ion K+ đi ra khỏi không bào làm giảm áp suất thẩm thấu → tế bào mất nước. Thuốc X có tác dụng ức chế hoạt động của kênh K+ → K+ không ra khỏi tế bào → không gây hiện tượng khép lá.
- Thí nghiệm 2: Tốc độ thoát hơi nước tăng. Giải thích: Khi có ánh nắng gắt, nhiệt độ tăng khí khổng đóng để tránh mất nước. Thuốc X ức chế hoạt động của bơm K+ trên màng tế bào hình hạt đậu → K+ không được vận chuyển ra khỏi tế bào hạt đậu → khí khổng vẫn mở.
Lời giải SBT Sinh 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật hay khác:
Câu 15.1 trang 49 sách bài tập Sinh học 11: Cảm ứng ở thực vật là gì? ....
Câu 15.3 trang 49 sách bài tập Sinh học 11: Hướng sáng là ....
Câu 15.4 trang 49 sách bài tập Sinh học 11: Thế nào là hướng trọng lực? ....
Câu 15.5 trang 50 sách bài tập Sinh học 11: Hướng tiếp xúc là gì? ....