Giải SBT Tin học 10 trang 16 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Tin học 10 trang 16 trong Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số sách Cánh diều. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Tin học 10.
Giải SBT Tin học 10 trang 16 Cánh diều
Câu D1 trang 16 SBT Tin học 10: Em hãy cho biết những hành vi nào sau đây vi phạm quyền tác giả? Giải thích câu trả lời của em.
1) Tác giả A viết cuốn sách trong đó sử dụng một số bức ảnh do nhà nhiếp ảnh B chụp mà chưa xin phép nhà nhiếp ảnh B. Trong sách, những chỗ in các bức ảnh đều có ghi rõ tác giả là nhà nhiếp ảnh B. Cuốn sách được khai thác thương mại với giá 100 000 đồng/cuốn.
2) Nhà xuất bản C dịch và xuất bản một cuốn tiểu thuyết của tác giả nước ngoài với mục đích thương mại. Nhà xuất bản đã gửi email xin phép tác giả nhưng chưa nhận được thư trả lời.
3) Nhà xuất bản in lại một cuốn sách của hai tác giả A và B với mục đích thương mại. Nhà xuất bản đã được sự đồng ý của tác giả A nhưng chưa xin phép tác giả B.
4) Nhà xuất bản in một cuốn sách giáo khoa dưới dạng chữ nổi để phục vụ độc giả là người khiếm thị mà không trả tiền nhuận bút cho tác giả.
5) Trên trang web của một công ty du lịch có đăng bức ảnh chụp tháp Chàm của một nhà nhiếp ảnh, bức ảnh đã bị cắt bỏ phần chữ kí tác giả (watermark) so với ảnh gốc. Công ty chưa xin phép tác giả bức ảnh.
Lời giải:
1) Đây là hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định ở khoản 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Việc cuốn sách có ghi tên tác giả bức ảnh không làm thay đổi tính chất trái phép trong việc sử dụng bức ảnh vào mục đích thương mại mà chưa được sự đồng ý của tác giả.
2) Đây là hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định ở khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Việc nhà xuất bản gửi email xin phép tác giả không có ý nghĩa vì tác giả chưa trả lời đồng ý.
3) Đây là hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định ở khoản 4 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Nhà xuất bản in và phát hành cuốn sách với mục đích thương mại mà chưa được sự đồng ý của đồng tác giả là hành vi vi phạm quyền tác giả.
4) Đây là hành vi hợp pháp, được quy định ở điểm (i) khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (bổ sung sửa đổi năm 2019). `
5) Đăng bức ảnh của tác giả trên trang web nhằm mục đích quảng cáo thương mại mà chưa xin phép tác giả là hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định ở khoản 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Cắt bỏ phần chữ kí tác giả (watermark) trong bức ảnh mà chưa được sự đồng ý của tác giả là hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định ở khoản 12 và khoản 13 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.
Lời giải sách bài tập Tin học lớp 10 Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số Cánh diều hay khác: