Giải SBT Toán 10 trang 41 Tập 2 Cánh diều


Haylamdo biên soạn giải Sách bài tập Toán 10 trang 41 Tập 2 trong Bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản SBT Toán 10 Cánh diều Tập 2 hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 10 trang 41.

Giải SBT Toán 10 trang 41 Tập 2 Cánh diều

Bài 20 trang 41 SBT Toán 10 Tập 2: Tung một đồng xu hai lần liên tiếp.

a) Xác xuất của biến cố “Kết quả của hai lần tung là khác nhau” là:

A. 12.

B. 14.

C. 34.

D. 13.

b) Xác suất của biến cố “Hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp” là:

A. 12.

B. 14.

C. 34.

D. 13.

c) Xác suất của biến cố “Lần thứ nhất xuất hiện mặt sấp” là:

A. 12.

B. 14.

C. 34.

D. 13.

d) Xác suất của biến cố “Mặt sấp xuất hiện đúng một lần” là:

A. 12.

B. 14.

C. 34.

D. 13.

Lời giải:

Không gian mẫu trong trò chơi tung một đồng xu hai lần liên tiếp là tập hợp:

Ω = {SS; SN; NS; NN}.

Do đó n(Ω) = 4.

a) Gọi A là biến cố “Kết quả của hai lần tung là khác nhau”.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: SN; NS.

Tức là A = {SN; NS}.

Vì thế, n(A) = 2.

Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) = nAnΩ=24=12

Do đó ta chọn phương án A.

b) Gọi B là biến cố “Hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp”.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: SS.

Tức là B = {SS}.

Vì thế, n(B) = 1.

Vậy xác suất của biến cố B là: P(B) = nBnΩ=14.

Do đó ta chọn phương án B.

c) Gọi C là biến cố “Lần thứ nhất xuất hiện mặt sấp”.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố C là: SS; SN.

Tức là C = {SS; SN}.

Vì thế, n(C) = 2.

Vậy xác suất của biến cố C là: P(C)=nCnΩ=24=12.

Do đó ta chọn phương án A.

d) Gọi D là biến cố “Mặt sấp xuất hiện đúng một lần”.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố D là: SN; NS.

Tức là D = {SN; NS}.

Vì thế, n(D) = 2.

Vậy xác suất của biến cố D là: P(D)=nDnΩ=24=12.

Do đó ta chọn phương án A.

Lời giải sách bài tập Toán lớp 10 Bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: