Một chiếc hộp hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 3 cm, chiều cao 7 cm


Một chiếc hộp hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 3 cm, chiều cao 7 cm. Nam cắt chiếc hộp thành hai hình lăng trụ đứng tứ giác với kích thước các đoạn cắt trên như Hình 6.

Giải SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

Bài 1 trang 63 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Một chiếc hộp hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 3 cm, chiều cao 7 cm. Nam cắt chiếc hộp thành hai hình lăng trụ đứng tứ giác với kích thước các đoạn cắt trên như Hình 6.

Một chiếc hộp hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 3 cm, chiều cao 7 cm

Tính thể tích của hai hình lăng trụ đứng tứ giác sau khi cắt.

Lời giải:

Quan sát Hình 6 ta thấy hai hình lăng trụ vừa cắt là hai hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thang.

Hình lăng trụ đứng phía trên có chiều cao h1 = 3 cm và đáy là hình thang có các kích thước là 4 cm (đáy lớn), 2 cm (đáy bé), 3 cm (chiều cao hình thang).

Diện tích đáy của hình lăng trụ đứng ở phía trên là: S1 = (4 + 2) . 3 : 2 = 9 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ đứng ở phía trên là: V1 = S1 . h1 = 9 . 3 = 27 (cm3).

Thể tích của hình hộp chữ nhật là: V = 3 . 3 . 7 = 63 (cm3).

Thể tích của hình lăng trụ đứng ở phía dưới là: V2 = V – V1 = 63 – 27 = 36 (cm3).

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: