Vào đầu năm học, người ta lựa chọn ngẫu nhiên một số học sinh lớp 9 ở khu vực A


Vào đầu năm học, người ta lựa chọn ngẫu nhiên một số học sinh lớp 9 ở khu vực A và khu vực B để kiểm tra tình trạng cân nặng. Kết quả khảo sát được ghi lại ở bảng sau:

Giải sách bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 7 - Chân trời sáng tạo

Bài 8 trang 49 sách bài tập Toán 9 Tập 2: Vào đầu năm học, người ta lựa chọn ngẫu nhiên một số học sinh lớp 9 ở khu vực A và khu vực B để kiểm tra tình trạng cân nặng. Kết quả khảo sát được ghi lại ở bảng sau:

Vào đầu năm học, người ta lựa chọn ngẫu nhiên một số học sinh lớp 9 ở khu vực A

a) Hãy tính tần số tương đối của học sinh ở mỗi khu vực theo tình trạng cân nặng.

b) Hãy lựa chọn, vẽ biểu đồ phù hợp và so sánh tình trạng cân nặng của học sinh ở hai khu vực.

Lời giải:

a) * Khu vực A:

Cỡ mẫu N = 16 + 40 + 16 + 8 = 80.

Tần số của các nhóm thiếu cân, bình thường, thừa cân, béo phì lần lượt là m1 = 16; m2 = 40; m3 = 16; m4 = 8.

Gọi f1, f2, f3, f4, f5 lần lượt là tần số tương đối của các nhóm thiếu cân, bình thường, thừa cân, béo phì.

Ta có: f1=1680100%=20%; f2=4080100%=50%;

f3=1680100%=20%; f4=880100%=10%.

* Khu vực B:

Cỡ mẫu N = 6 + 34 + 5 + 5 = 50.

Tần số của các nhóm thiếu cân, bình thường, thừa cân, béo phì lần lượt là m’1 = 6; m’2 = 34; m’3 = 5; m’4 = 5.

Gọi f’1, f’2, f’3, f’4, f’5 lần lượt là tần số tương đối của các nhóm thiếu cân, bình thường, thừa cân, béo phì.

Ta có: f'1=650100%=12%; f'2=3450100%=68%;

f'3=550100%=10%; f'4=550100%=10%.

Vậy bảng tần số tương đối của học sinh ở mỗi khu vực theo tình trạng cân nặng:

Vào đầu năm học, người ta lựa chọn ngẫu nhiên một số học sinh lớp 9 ở khu vực A

b) Để so sánh tình trạng cân nặng của học sinh ở hai khu vực, ta sử dụng biểu đồ tần số tương đối dạng cột kép.

Biểu đồ cột kép để so sánh tình trạng cân nặng của học sinh ở hai khu vực như sau:

Vào đầu năm học, người ta lựa chọn ngẫu nhiên một số học sinh lớp 9 ở khu vực A

Từ biểu đồ, ta thấy:

⦁ Tần số tương đối của học sinh thiếu cân và thừa cân ở khu vực A cao hơn khu vực B.

⦁ Tần số tương đối của số học sinh có cân nặng bình thường ở khu vực A thấp hơn khu vực B.

⦁ Tần số tương đối của số học sinh béo phì ở hai khu vực là như nhau.

Lời giải SBT Toán 9 Bài tập cuối chương 7 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: