Từ cách xác định mỗi độ chia thang Kelvin (1 K): Từ vạch 0,01 °C (hay 273,16 K) đến vạch –273,15 °C (hay 0 K)
Từ cách xác định mỗi độ chia thang Kelvin (1 K): Từ vạch 0,01 °C (hay 273,16 K) đến vạch –273,15 °C (hay 0 K) chia thành 273,16 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng tương ứng với 1 K. Vấn đề đặt ra là: Chúng ta chưa thể hạ nhiệt độ một vật trong thực tế xuống đến giá trị 0 K (hay – 273,15 °C), chưa kể đến các hiệu ứng khác xuất hiện khi ở nhiệt độ quá thấp. Làm thế nào ta xác định được vạch 0 K trên nhiệt kế?
Sách bài tập Vật Lí 12 Bài 2: Thang nhiệt độ - Chân trời sáng tạo
Bài 2.6 (H) trang 12 Sách bài tập Vật Lí 12: Từ cách xác định mỗi độ chia thang Kelvin (1 K): Từ vạch 0,01 °C (hay 273,16 K) đến vạch –273,15 °C (hay 0 K) chia thành 273,16 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng tương ứng với 1 K. Vấn đề đặt ra là: Chúng ta chưa thể hạ nhiệt độ một vật trong thực tế xuống đến giá trị 0 K (hay – 273,15 °C), chưa kể đến các hiệu ứng khác xuất hiện khi ở nhiệt độ quá thấp. Làm thế nào ta xác định được vạch 0 K trên nhiệt kế?
Lời giải:
Trong thực tế không thể tạo ra nhiệt độ 0 K rồi đánh dấu vạch đó được. Tuy nhiên, do ta luôn giả định là thể tích tăng tuyến tính theo nhiệt độ, nên từ vạch 273,16 K (0,01 °C) đến vạch nước sôi ở 373,15 K (100 °C) ta chia thành 99,99 đoạn bằng nhau. Sau đó, từ vạch 273,16 K ta kẻ thêm 273,16 đoạn bằng nhau như trên là đến vạch 0 K.
Lời giải SBT Vật Lí 12 Bài 2: Thang nhiệt độ hay khác: