Khi đúc kim loại để tạo hình mong muốn như vỏ máy, trục quay, xoong nồi, người ta cần nấu chảy kim loại
Khi đúc kim loại để tạo hình mong muốn như: vỏ máy, trục quay, xoong nồi,... người ta cần nấu chảy kim loại và đổ vào khuôn. Với nhiệt độ phòng thường được chọn là 300 K, hãy sử dụng Bảng 4.1 và Bảng 5.1 SGK để tính nhiệt lượng cần cung cấp khi
Sách bài tập Vật Lí 12 Bài 5: Nhiệt nóng chảy riêng - Kết nối tri thức
Câu 5.6 trang 17 Sách bài tập Vật Lí 12: Khi đúc kim loại để tạo hình mong muốn như: vỏ máy, trục quay, xoong nồi,... người ta cần nấu chảy kim loại và đổ vào khuôn. Với nhiệt độ phòng thường được chọn là 300 K, hãy sử dụng Bảng 4.1 và Bảng 5.1 SGK để tính nhiệt lượng cần cung cấp khi
1. Đúc một chiếc nồi đồng nặng 2 kg.
2. Đúc một chiếc nồi sắt nặng 2 kg.
3. Nhận xét, so sánh về kết quả tính được ở hai ý trên để giải thích cho sự xuất hiện sớm của đồ đồng trong lịch sử loài người.
Lời giải:
1. Quy đổi 300 K ≈ 27 °C. Nhiệt lượng cần cung cấp khi đúc một chiếc nồi đồng nặng 2 kg là: Q2 = 2.380.(1 084 - 27) + 2.180.103 = 1 163 320 J
2. Nhiệt lượng cần cung cấp khi đúc một chiếc nồi sắt nặng 2 kg là:
Q2 = 2.440.(1 535 - 27) + 2.277.103 = 1 881 040 J
3. Ta thấy rằng nhiệt lượng dùng để đúc một nồi đồng thấp hơn với đúc một nồi sắt cùng khối lượng, ngoài ra nhiệt độ nóng chảy của đồng cũng thấp hơn của sắt và nhiều kim loại khác. Do đó chế tạo đồ đồng sẽ đơn giản hơn, không đòi hỏi quá cao về nhiệt độ cũng như nhiệt lượng. Hợp kim đồng có độ cứng phù hợp cho việc sử dụng làm công cụ sản xuất cũng như đồ dùng khác. Vì vậy thời kì đồ đồng trong lịch sử loài người hình thành khá sớm.
Lời giải SBT Vật Lí 12 Bài 5: Nhiệt nóng chảy riêng hay khác: