X

Sinh học 10 Kết nối tri thức

Nêu cấu tạo và chức năng của màng tế bào


Giải Sinh 10 Bài 8: Tế bào nhân thực

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Câu hỏi 1 trang 56 Sinh học 10 trong Bài 8: Tế bào nhân thực. Hy vọng rằng với lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Sinh học 10.

Câu hỏi 1 trang 56 Sinh học 10: Nêu cấu tạo và chức năng của màng tế bào.

Lời giải:

- Cấu tạo của màng tế bào: Màng tế bào được cấu tạo từ 2 thành phần chính là lớp kép phospholipid và các loại protein.

+ Lớp kép phospholipid được giữ lại với nhau nhờ các tương tác kị nước giữa các phân tử. Lớp kép phospholipid có cấu trúc lỏng lẻo, phân tử phospholipid trong cùng một lớp không cố địn tại một vị trí mà luôn di chuyển. Nhờ đó, các phân tử protein màng dễ dàng di chuyển và tế bào dễ dàng biến đổi hình dạng.

+ Các protein màng được chia thành hai loại. Protein xuyên qua lớp kéo phospholipid được gọi là protein xuyên màng. Những protein liên kết với phía ngoài của lớp phospholipid được gọi là protein bám màng. Các protein màng thường liên kết với các phân tử đường ngắn tạo nên các phân tử glycoprotein hay liên kết với lipid tạo nên lipoprotein.

+ Ngoài ra, để điều chỉnh tính linh hoạt của màng sinh chất, trên lớp kép phospholipid còn có thể được chèn thêm các phân tử cholesterol (ở tế bào động vật) và sterol (ở tế bào thực vật).

- Chức năng của màng tế bào:

+ Ngăn cách phần tế bào chất với môi trường bên ngoài, đảm bảo cho các cấu trúc tế bào cũng như môi trường bên trong tế bào không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường.

+ Kiểm soát các chất ra vào tế bào theo cách có thể điều chỉnh số lượng, tốc độ các chất ra vào tế bào theo nhu cầu và loại bỏ những sản phẩm trao đổi chất không sử dụng → Có tính thấm chọn lọc, chỉ cho những chất nhất định ra và vào tế bào.

+ Tiếp nhận thông tin từ môi trường và truyền tín hiệu vào trong tế bào nhờ đó tế bào có thể đưa ra các đáp ứng thích nghi với điều kiện môi trường.

+ Quy định hình dạng tế bào phù hợp với chức năng của chúng.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: