Hiện nay, tại nhiều tỉnh thành ở nước ta đang áp dụng kĩ thuật nuôi cá lóc đồng Channa striata trong bể xi măng
Hiện nay, tại nhiều tỉnh thành ở nước ta đang áp dụng kĩ thuật nuôi cá lóc đồng () trong bể xi măng mang lại năng suất cao. Trong kĩ thuật này, các bể xi măng (hình vuông hoặc hình chữ nhật) được xây dựng có diện tích lớn (20 - 60 m), cao từ 0,8 - 1 m; môi trường nước đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ, độ pH, nồng độ muối và hàm lượng oxygen hoà tan thuận lợi cho cá sinh trưởng, phát triển và sinh sản; đáy bể nghiêng từ 3 - 5° để dễ dàng thay nước. Mật độ thả cá thích hợp tối thiểu là 60 con/m, tối đa là 100 con/m.
Giải Sinh 12 Ôn tập Chương 6 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 2 trang 149 Sinh học 12: Hiện nay, tại nhiều tỉnh thành ở nước ta đang áp dụng kĩ thuật nuôi cá lóc đồng (Channa striata) trong bể xi măng mang lại năng suất cao. Trong kĩ thuật này, các bể xi măng (hình vuông hoặc hình chữ nhật) được xây dựng có diện tích lớn (20 - 60 m2), cao từ 0,8 - 1 m; môi trường nước đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ, độ pH, nồng độ muối và hàm lượng oxygen hoà tan thuận lợi cho cá sinh trưởng, phát triển và sinh sản; đáy bể nghiêng từ 3 - 5° để dễ dàng thay nước. Mật độ thả cá thích hợp tối thiểu là 60 con/m2, tối đa là 100 con/m2.
a) Bể xi măng được xây dựng với diện tích lớn có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sống của cá? Việc thay nước trong bể trong quá trình nuôi cá có tác dụng gì?
b) Việc đảm bảo mật độ cá thể trong bể nuôi nhằm mục đích gì?
c) Sau khi thả cá quả vào bể xi măng, người ta nhận thấy số lượng cá quả tăng nhanh trong thời gian đầu, sau đó chậm lại và càng về sau thì số lượng cá thể ít có sự biến động. Giải thích.
Lời giải:
a) - Bể xi măng cần xây với diện tích lớn nhằm tăng không gian sống cho cá, đảm bảo cá đạt năng suất cao.
- Việc thay nước trong bể trong quá trình nuôi cá có tác dụng loại bỏ chất thải của cá và những cặn bã của thức ăn để đảm bảo môi trường nuôi cá được sạch, có tác dụng phòng tránh các bệnh cho cá, đặc biệt là các bệnh về tiêu hoá.
b) Đảm bảo mật độ cá thể trong bể nuôi nhằm mục đích giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể, nguồn sống được cung cấp đầy đủ cho mỗi cá thể → năng suất nuôi đạt mức cao.
c) Ban đầu khi thả cá quả vào bể, do số lượng cá còn ít, nguồn sống dồi dào và chất thải ít nên quần thể tăng trưởng nhanh. Sau đó, sự tăng trưởng chậm lại và giữ ở mức cân bằng do số lượng cá thể tăng, nguồn sống cung cấp cho mỗi cá thể giảm đi, lượng chất thải tăng. Sự sinh trưởng của cá quả nuôi trong bể xi măng là kiểu tăng trưởng trong môi trường có nguồn sống bị giới hạn.
Lời giải bài tập Sinh 12 Ôn tập Chương 6 hay khác: