Ở hai loài cá cùng chi, các con cái có xu hướng chọn bạn tình dựa vào màu sắc của con đực ở thời kì sinh sản
Ở hai loài cá cùng chi, các con cái có xu hướng chọn bạn tình dựa vào màu sắc của con đực ở thời kì sinh sản. Trong đó, con đực của loài Pundamilia pundamilia có lưng màu xanh nhạt, còn con đực của loài Pundamilia nyererei có lưng màu đỏ nhạt. Khi nuôi các con đực và cái của hai loài này trong hai bể cá (Hình 2); kết quả cho thấy trong bể ở điều kiện có ánh sáng, cá cái chỉ giao phối với cá đực cùng loài, còn trong bể không có ánh sáng xảy ra hiện tượng cá cái giao phối với cá đực của loài khác.
Giải Sinh 12 Ôn tập Chương 4 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 4 trang 118 Sinh học 12: Ở hai loài cá cùng chi, các con cái có xu hướng chọn bạn tình dựa vào màu sắc của con đực ở thời kì sinh sản. Trong đó, con đực của loài Pundamilia pundamilia có lưng màu xanh nhạt, còn con đực của loài Pundamilia nyererei có lưng màu đỏ nhạt. Khi nuôi các con đực và cái của hai loài này trong hai bể cá (Hình 2); kết quả cho thấy trong bể ở điều kiện có ánh sáng, cá cái chỉ giao phối với cá đực cùng loài, còn trong bể không có ánh sáng xảy ra hiện tượng cá cái giao phối với cá đực của loài khác.
a) Thí nghiệm trên mô tả sự hình thành loài mới theo con đường nào? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cách li sinh sản giữa hai loài này là gì?
b) Nếu sau khi chiếu ánh sáng đơn sắc mà vẫn không có sự hình thành con lai hữu thụ thì có thể kết luận điều gì về sự cách li sinh sản giữa hai loài cá này.
Lời giải:
a) Thí nghiệm trên muốn nói đến sự hình thành loài mới cùng khu vực địa lí. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cách li sinh sản giữa hai loài này là do sự cách li tập tính, các cá thể cái có xu hướng lựa chọn các con đực dựa vào màu sắc.
b) Nếu sau khi chiếu ánh sáng đơn sắc mà vẫn không có sự hình thành con lai hữu thụ chứng tỏ hai loài này đã hoàn toàn cách li sinh sản (cách li trước hợp tử).
Lời giải bài tập Sinh 12 Ôn tập Chương 4 hay khác: