Hãy theo dõi nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm của bản thân em trong ba ngày và ghi nhận kết quả
Hãy theo dõi nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm của bản thân em trong ba ngày và ghi nhận kết quả theo mẫu bảng bên dưới. Từ đó, em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm duy trì (hoặc điều chỉnh) nhịp sinh học để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
Giải Sinh 12 Bài 20: Môi trường và các nhân tố sinh thái - Chân trời sáng tạo
Vận dụng trang 134 Sinh học 12: Hãy theo dõi nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm của bản thân em trong ba ngày và ghi nhận kết quả theo mẫu bảng bên dưới. Từ đó, em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm duy trì (hoặc điều chỉnh) nhịp sinh học để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
Lời giải:
- Học sinh tự theo dõi nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm của bản thân trong 03 ngày và ghi nhận kết quả, từ đó rút ra nhận xét dựa trên các tiêu chí lâm sàng bên dưới:
+ Thân nhiệt: Phạm vi bình thường cho nhiệt độ cơ thể là từ 36°C - 37,5°C trong thực hành lâm sàng. Nhiệt độ cơ thể thay đổi từ 0,5°C đến 1°C trong ngày. Thông thường nhiệt độ cơ thể thấp nhất vào sáng sớm và cao nhất sau 6 giờ chiều.
+ Nhịp tim:
(Đây chỉ là con số mang tính chất ước tính, được áp dụng với người bình thường đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn)
+ Nhịp thở: Nhịp thở sẽ được chia theo từng tháng tuổi/tuổi như sau:
Trẻ sơ sinh: 40 - 60 lần/ phút
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 35 - 40 lần/ phút
Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: 30 - 35 lần/ phút
Trẻ từ 2 - 3 tuổi: 25 - 30 lần/ phút
Trẻ từ 4 - 6 tuổi: 20 - 25 lần/ phút
Trẻ từ 7 - 15 tuổi: 18 - 20 lần/ phút.
Ở người cao tuổi: từ 65 trở lên tần số thở trung bình là từ 12 - 28 lần/ phút, trên 80 tuổi, tần số thở là 10- 30 lần/ phút.
- Một số biện pháp nhằm duy trì (hoặc điều chỉnh) nhịp sinh học để bảo vệ sức khoẻ của bản thân:
+ Không sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích.
+ Duy trì luyện tập thể dục, thể thao đều đặn.
+ Hạn chế thức khuya, ngủ đầy đủ.
+ Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kì.
+…
Lời giải bài tập Sinh 12 Bài 20: Môi trường và các nhân tố sinh thái hay khác: