Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên) ngắn gọn - Soạn văn lớp 10
Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên) ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
- Nội dung lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua:
+ Nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt
+ Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc là toàn dân đoàn kết một lòng
+ Do đó phải chăm lo cho dân có đời sống sung túc,... đó chính là "thượng sách giữ nước".
- Qua nội dung lời trình bày ta thấy Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân mà còn biết thương dân, trọng dân và biết lo cho dân.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
- Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông "cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người”.
- Trước lời nói của Hưng Vũ Vương, ồng "ngầm cho là phải”.
- Trước lời nói của Quốc Tảng, ông nổi giận rút gươm định trị tội, không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối.
⇒ Qua đó ta thấy Trần Quốc Tuấn là một người hết lòng trung nghĩa với vua, với nước, là người có tình cảm chân thành, nồng nhiệt, thẳng thắn, rất nghiêm túc giáo dục con cái.
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
- - Những đặc điểm nhân cách của Trần Quốc Tuấn :
+ tấm lòng trung quân ái quốc
+ vị tướng anh hùng có tài năng, đức độ.
- Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật :
+ Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ : quan hệ với nước, với vua, với dân, với tướng sĩ dưới quyền, quan hệ với con cái, với bản thân
+ tình huống có tính thử thách : mâu thuẫn giữa hiếu và trung
Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Nghệ thuật kể chuyện
- Lời kể không đơn điệu theo trình tự thời gian : Hưng Đạo Vương ốm nặng trước, sau đó nhắc lại những công lao, đức độ…
- Những nhận xét sâu sắc tạo định hướng cho người đọc được lồng vào câu chuyện.
- Cách kể ngắn gọn, tự nhiên, mạch lạc và hấp dẫn, giải quyết được những vấn đề lịch sử
Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Chọn ý b và c
LUYỆN TẬP
1. Tóm tắt xem phần đầu
2. Sưu tầm
- Ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông thế kỉ XIII (Hà Văn Tấn-Phạm Thị Tâm)
B. Giới thiệu sơ lược về tác giả
- Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh và năm mất.
- Quê quán: làng Chúc Lí, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Chúc Sơn, huyện Chương Mĩ, Hà Nội.
- Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm.
- Đời Lê Thánh Tông, ông giữa chức Hữu thị lang bộ lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán.
C. Tìm hiểu tác phẩm Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên)
- Hoàn cảnh sáng tác: Đại Việt sử kí toàn thư là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).
- Xuất xứ: Trích trong Đại Việt sử kí toàn thư.
- Thể loại: Kí.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến …thượng sách giữ nước vậy): Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.
+ Phần 2 (Tiếp theo đến …Quốc Tảng vào viếng): Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai.
+ Phần 3 (Còn lại): Những công tích lớn Trần Quốc Tuấn.
- Giá trị nội dung: Qua đoạn trích giúp chúng ta thêm cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau
- Giá trị nghệ thuật:
+ Khắc hoạ chân dung nhân vật
+ Cách kể chuyện linh hoạt, chi tiết chọn lọc.