Soạn bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình ngắn gọn - Soạn văn lớp 10


Soạn bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình

A. Soạn bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Bố cục như trên

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Bút pháp ước lệ thể hiện

    + trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười

    + trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần.

- Ý nghĩa

    + thể hiện được ý đồ nghệ thuật tế nhị, chân thực

    + Bút pháp ước lệ tạo ra một cách nói đậm chất văn chương.

    + Hình ảnh ước lệ chân dung nhân vật Thúy Kiều hiện lên với những phẩm chất cao đẹp.

- Tình cảm của tác gỉa: đồng cảm, xót thương, trân trọng ngợi ca

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Có đối xứng trong bốn chữ: bướm lả/ ong lơi ; lá gió/ cành chim; dày gió/ dạn sương; bướm chán/ ong chường; mưa Sở/ mây Tần; gió tựa/ hoa kề.

⇒ Hình thức này góp phần làm nổi bật thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ, và cảm giác đau đớn, xót xa của nhân vật.

- Có tiểu đối trong khuôn khổ 1 câu thơ: Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh; Nửa rèm tuyết ngậm/ bốn bề trăng thâu.

⇒ tác dụng nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của sự vật, cái mênh mông của không gian.

- Có đối xứng giữa 2 câu lục bát: tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương thân xót phận của nhân vật.

⇒ Các hình thức đối xứng này nhìn chung đều có tác dụng nhấn mạnh ý nhằm tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương thân xót phận của nhân vật.

Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- “Nỗi thương mình” của Thúy Kiều đã góp vào văn học một ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại.

- Khi nhân vật “Giật mình mình lại thương mình xót xa” là sự thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình.

- Con người tuy chưa bứt hẳn ra khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng đã chủ động ý thức về phẩm giá, về nhân cách bản thân.

Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Đoạn trích khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Kiều qua việc miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước bi kịch của cuộc đời.

- Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" và giá trị nhân phẩm của nàng.

- Về chữ “hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, mười lăm năm sống phiêu bạt

- Nguyễn Du đã không né tránh thực tế ấy bởi chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Nguyễn Du: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam

*Cuộc đời:

- Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan g đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình.

- Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân g Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sông của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người.

- Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.

*Sự nghiệp văn học:

- Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)

- Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.

- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả.

+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.

+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

C. Tìm hiểu tác phẩm Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình

- Vị trí đoạn trích: Từ câu 1229 đến câu 1248, tả cảnh tình trớ trêu mà Kiều đã gặp phải và nỗi niềm thương xót thân phận của Thúy Kiều.

- Thể loại: Truyện thơ Nôm.

- Thể thơ: Lục bát.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (4 câu đầu): Tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.

+ Phần 2 (8 câu tiếp): Niềm thương xót cho thân phận của Kiều.

+ Phần 3 (còn lại): Cảnh đẹp, thú vui, lòng người buồn bã.

- Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện nỗi thương thân, trách phận, và sự tự ý thức cao độ của Thúy Kiều nhất là ý thức về nhân cách. Đồng thời, bằng lòng thương cảm và tài năng của mình, Nguyễn Du đã đem đến một sắc thái mới về sự tự ú thức của con người cá nhân trong văn học trung đại.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Khai thác triệt để các hình thức đối xứng.

+ Sử dụng hình ảnh ước lệ, điệp từ.

+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

+ Ngòi bút miêu tả tâm lí độc đáo, sắc sảo.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: