Soạn bài Vận nước ngắn gọn - Soạn văn lớp 10


Soạn bài Vận nước ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Vận nước ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Vận nước

A. Soạn bài Vận nước (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Tác giả so sánh nhằm nói lên sự bền chặt, lại nói lên sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng của nước mình.

- Câu thơ vừa khẳng định vận may của đất nước đồng thời nói lên niềm tin của tác giả vào vận nước.

Câu 2 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Hoàn cảnh đất nước:

    + sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì ổn định

    + nhà vua (Lê Đại Hành) muốn đưa đất nước đi lên vững mạnh, một quốc gia

- Tâm trạng: vui tươi, đầy lạc quan và tự hào tin tưởng tương lai của đất nước

Câu 3 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Vô vi theo Lão Tử là thuận tự nhiên, không trái quy luật tự nhiên

- Trong bài này cần hiểu: người trị quốc phải dùng đức của mình cảm hóa dân, dân tin thì nước hưng thịnh

- Hai câu thơ cuối khẳng định chỉ có lấy đức trị quốc mới là kết sách lâu bền của quốc gia thịnh trị.

Câu 4 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Hai câu thơ cuối phản ánh một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta đó là truyền thống yêu chuộng hoà bình.

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

*Tiểu sử

- Thiền sư Pháp Thuận (915-990) tên thật là Đỗ Pháp Thuận, là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải. Không biết ông là người ở đâu.

- Sư họ Ðỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước. Nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ.

- Ðang vào lúc nhà Tiền Lê dựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, sư tham dự đắc lực. Ðến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Ðại Hành càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Ðỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho sư.

- Ông từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê.

- Tác phẩm của ông hiện còn một bài thơ trả lời Lê Đại Hành hỏi về vận nước.

* Các tác phẩm chính

- Năm Hưng Thống thứ 2 (990) sư tịch, thọ 76 tuổi. Sư thường viết Bồ tát hiệu sám hối văn 1 quyển. Tác phẩm của Sư được lưu hành ở đời có:

+ Bồ-tát Hiệu Sám Hối Văn

+ Thơ tiếp Lý Giác

+ Một bài kệ.

- Sư Pháp Thuận cùng với 2 quốc sư Khuông Việt và Minh Không được thờ ở nhiều chùa cổ trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư như động Am Tiên, chùa Bà Ngô, chùa Nhất Trụ. Vào đêm 15/1 âm lịch hàng năm tại chùa Nhất Trụ, người dân cố đô Hoa Lư thường tổ chức vịnh thơ để đón tết nguyên tiêu.

C. Tìm hiểu tác phẩm Vận nước

- Hoàn cảnh sáng tác: Vua Lê Đại Hành muốn hỏi ông về vận nước và ông đã trả lời bằng bài thơ này.

- Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Bố cục: (2 phần)

+ Phần 1 (2 câu thơ đầu): Bàn về vận nước.

+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Cách trị nước.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: