Soạn bài Bánh trôi nước ngắn gọn - Soạn văn lớp 7
Soạn bài Bánh trôi nước ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Bánh trôi nước ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Bánh trôi nước (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 95 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
Bánh trôi nước thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt. Tại vì:
+ Bài thơ có bốn câu, mỗi câu 7 chữ
+ Hiệp vần ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4
Câu 2 (trang 95 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả:
- Bánh có bột ngoài màu trắng, bên trong là nhân đường ngọt ngào
- Tùy thuộc vào tay người nặn mà bánh nát hay rắn
- Bánh còn sống sẽ chìm xuống, bánh chín sẽ nổi lên
b. Với nghĩa thứ hai
- Vẻ đẹp của người phụ nữ: Trắng trẻo, tròn đầy
- Phẩm chất: Có tấm lòng son sắt, chung thủy
- Số phận: Số phận bấp bênh, phụ thuộc vào người khác, không được làm chủ số phận của mình
c. Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Tại vì nó thể hiện tư tưởng ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm, Nghĩa thứ nhất làm phương tiện để biểu đạt ý nghĩa thứ hai
Luyện Tập
Câu 1 (trang 96 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
- Các câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ thân em
+ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp và đâu
+ Thân em như hạt mưa xa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
- Mối liên quan
+ Đều là tiếng nói than thân cho số phận người phụ nữ
+ Đều thể hiện niềm đồng cảm sẻ chia với thân phận người phụ nữ
+ Đề tố cáo xã hội bất công chà đạp lên thân phận người phụ nữ
Câu 2 (trang 96 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
Học thuộc lòng bài thơ
B. Giới thiệu sơ lược về tác giả
- Hồ Xuân Hương lai lịch chưa thật rõ. Nhiều sách vẫn nói bà là con Hồ Phi Diễn (1704-?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Hồ Xuân Hương là con vợ lẽ, ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ là người Bắc Kinh.
- Gia đình Hồ Xuân Hương từng sống ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây của Hà Nội.
- Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.
C. Tìm hiểu tác phẩm Bánh trôi nước
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Sống giữa một thời đại phong kiến xã hội trọng nam khinh nữa, đa thê thiếp khiến cho người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu là cảnh bất hạnh và những số phận bị hắt hủi đau thương. Bản thân là một nữ sĩ Hồ xuân Hương đồng cảm và thấu hiểu những nỗi bất hạnh của người phu nữ thời phong kiến cho nên bà đã chiêm nghiệm và sáng tác lên bài thơ này.
b. Thể loại
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
c. Bố cục
* Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
+ Phần 2 (2 câu cuối): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.
d. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Giá trị nội dung:
+ Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi.
+ Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
- Giá trị nghệ thuật
+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
+ Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian.
+ Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa.