Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận ngắn gọn - Soạn văn lớp 7
Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (ngắn nhất)
- Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:
+ Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống
+ Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài
+ Kết bài: Khẳng định tư tưởng thái độ, quan điểm của bài
- Các phương pháp lập luận: suy luận nhân quả, suy luận tương đồng,...
B. Hướng dẫn soạn bài
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
- Bài có 3 phần
- Phần 1, phần 3 có 1 đoạn; phần 2 có 2 đoạn
- Luận điểm từng phần:
+ Phần 1: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (luận điểm lớn)
+ Phần 2: Các luận điểm nhỏ:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại;
+ Phần 3: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.
II. Luyện tập
a. Tư tưởng: Vai trò cửa việc học cơ bản mới có thể trở thành tài
- Luận điểm: Để trở thành tài phải học từ cơ bản
- Những câu mang luận điểm:
+ Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.
+ Người thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi.
b. Bố cục
- Bài văn có bố cục 3 phần:
- Lập luận của toàn bài: Quan hệ tổng phân hợp.
Mở bài: lập luận theo quan hệ tương phản
Kết bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.
B. Kiến thức trọng tâm
1. Bố cục bài văn nghị luận có ba phần:
- Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát)
- Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ)
- Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
2. Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng.