Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ngắn gọn - Soạn văn lớp 7
Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 124 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
Em không tán thành với ý kiến đó. Tại vì:
- Hai câu đầu không đơn thuần chỉ tả cảnh, từ cảnh mà ta có thể nhận ra tình
+ Ngắm trăng lúc nửa đêm thể hiện sự thao thức, trăn trở không ngủ được của nhà thơ.
+ Vị trí ngắm trăng thay đổi cho thấy tâm trạng bồn chồn, bâng khuâng của tác giả.
- Hai câu cuối không thuần túy tả tình, người đọc hình dung ra được vầng trăng đẹp thanh tĩnh, sáng dịu hiền nhưng đượm buồn
- Cảnh và tình có mối quan hệ tác động qua lại, người ngắm trăng mà nảy sinh cảm xúc, trăng vì tâm trạng của người mà trở nên buồn.
Câu 2 (trang 124 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
a. So sánh về từ loại hai câu thơ cuối: Các chữ những vị trí giống nhau có sự tương đồng về mặt từ loại:
Từ loại | Động từ | Danh từ | Động từ | Tính từ | Danh từ |
Câu 3 | Cử | đầu | vọng | minh | nguyệt |
Câu 4 | Đê | đầu | tư | cố | hương |
b. Tác dụng của phép đối: nhằm biểu hiện cụ thể và sinh động tình yêu, nỗi nhớ quê hương của tác giả, vừa tạo nên cách hòa âm đặc sắc
Câu 3 (trang 124 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
- Năm động từ đều bị lược đi chủ thể hành động nhưng có thể dễ dàng nhận ra chủ thể trữ tình chính là tác giả.
- Năm động từ tạo thành một mạch cảm xúc:
+ Nhà thơ tỉnh dậy thì nhận ra ánh sáng đang lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng vì không biết là sương hay là trăng
+ nhà thơ ngẩng đầu lên để xác nhận.
+ Nhưng khoảnh khắc ngẩng đầu ấy lại gợi lên trong lòng tác giả nỗi nhớ quê
+ Hành động cúi đầu như để giấu đi niềm xúc động ấy.
Luyện Tập
- Hai câu thơ dịch ấy khái quát được nội dung bài thơ nhưng không diễn tả được hành động, cử chỉ, được hết tâm trạng của nhà thơ, cũng như không cảm nhận được hết tâm trạng băn khoăn, trằn trọc của tác giả
- Dịch thành 4 câu thơ:
Trăng sáng rọi đầu giường
Mặt đất như sương phủ
Nhìn vầng trăng vằng vặc
Da diết nhớ quê hương.
B. Giới thiệu sơ lược về tác giả
- Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Tam Cúc.
- Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.
- Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện.
- Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”.
- Đặc điểm thơ Lí Bạch:
+ Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóng.
+ Hình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ.
+ Ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.
+ Ông thường viết rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.
C. Tìm hiểu tác phẩm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
a. Xuất xứ
- Bài thơ được sáng tác khi ông ở xa quê của mình.
- Bài thơ do Tương Như dịch, in trong Thơ Đường, tập II.
b. Thể loại
- Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
c. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (hai câu đầu): cảnh trăng sáng và tâm trạng của tác giả
- Phần 2 (hai câu còn lại): nỗi nhớ quê hương của tác giả
d. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà, xa quê hương trong cảnh đêm trăng thanh tĩnh.
- Giá trị nghệ thuật
+ Thể thơ ngũ ngôn cổ thể.
+ Ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện.
+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm.
+ Nghệ thuật đối.