Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả (Lớp 7) ngắn gọn - Soạn văn lớp 7


Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả (Lớp 7) ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả (Lớp 7) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả (Lớp 7)

A. Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả (Lớp 7) (ngắn nhất)

Làm các bài tập chính tả

a. Điền vào chỗ trống

- Điền một chữ cái, dấu thanh hoặc vần vào chỗ trống

   + chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành

   + mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì

- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần để mắc lỗi vào chỗ trống

   + dành dụm, đổ dành, tranh giành, giành độc lập

   + liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả

b. Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:

- Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo): chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chăn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo, ...

- Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm, ...

- Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:

   + Trái nghĩa với chân thật là giả dối.

   + Đồng nghĩa với từ biệt là giã từ.

   + Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã

c. Đặt câu

- Những ai được từ 8 điểm trở lên sẽ được cô giáo trao phần thưởng

Vì trời mưa nên đường trơn

- Không nên vội vàng phán xét ai đó qua vẻ bề ngoài

Tôi nghe có tiếng nước dội vào vách đá

B. Kiến thức trọng tâm

1. Mục đích của bài luyện tập giúp học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

2. Lưu ý

a. Đối với các tỉnh miền Bắc

Ở các tỉnh thuộc phương ngữ Bắc Bộ (miền Bắc), do thói quen, người dân (trong đó có học sinh) thường không phát âm phân biệt các phụ âm đầu như: tr/ch; s/ x;r/ d/ gi; l/ n. Hiện tượng này ảnh hưởng rất rõ tới việc viết chính tả. Cách phát âm địa phương nói trên là một trong những nguyên nhân của lỗi chính tả lẫn lộn các phụ âm đầu.

Ví dụ:

– Hầm chú ẩn (viết đúng: hầm trú ẩn)

– Xắp xếp (viết đúng: sắp xếp)

– Giận giữ (viết đúng: giận dữ)

– Nâu nay (viết đúng: lâu nay)

b. Đối với các tính miền Trung, miền Nam

Ở một số tỉnh thuộc phương Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, khi phát âm có sự lẫn lộn giữa hai thanh: hỏi và ngã. Đây cũng là nguyên nhân của loại lỗi chính tả lẫn lộn dấu hỏi/ dấu ngã.

Ví dụ:

– Suy nghỉ (viết đúng: suy nghĩ)

– Vẽ vang (viết đúng: vẻ vang)

Ở một số tỉnh thuộc phương Nam Trung Bộ và Nam Bộ, khi phát âm thường không phân biệt:

– Các cặp phụ âm cuối: c / t; n / ng

– Các cặp nguyên âm: i/ iê; o/ ô

– Các phụ âm đầu: v/ d

Đây cũng là một trong những nguyên nhân của các loại lỗi chính tả kiểu:

– Lang mang (viết đúng: lan man)

– Buông Mê Thuộc (viết đúng: Buôn Mê Thuột)

– Lúa chim (viết đúng: lúa chiêm)

Như vậy, muốn viết đúng, một mặt các em cần chú ý tới những trường hợp chính tả nói trên khi viết, không để cách phát âm địa phương ảnh hưởng tới việc viết chính tả. Mặt khác, các em cần đọc nhiều sách báo, để hình thức chữ viết của các từ ngữ dễ viết sai chính tả nói trên in đậm, khắc sâu trong trí não. Lúc đó, các em sẽ tránh được loại lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn nhất, hay khác: