Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ngắn gọn - Soạn văn lớp 7
Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 123 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2):
a. Biểu thị lời nói ngập ngừng ngắt quãng do sợ hãi, lúng túng
b. Biểu thị câu nói còn bị dở
c. Tỏ ý còn nhiều đối tượng chưa liệt kê hết
Câu 2 (trang 123 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2):
a. Ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập
b. Ngăn cách hai vế câu trong câu ghép
c. Ngăn cách hai tập nhóm từ có quan hệ song song và đều làm phụ ngữ cho động từ nói
Câu 3 (trang 123 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2):
Xưa nay, xứ Huế được xem là cái nôi của những làn điệu dân ca mượt mà như hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, hò lơ, hò ô, xay lúa, lí hoài nam, nam ai, nam bình,...Trong đó ca Huế trên sông Hương được xem là hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã nhất. Ca Huế có nguồn gốc từ dòng nhạc dân ca; nhạc cung đình hòa hợp. Chính vì thế các điệu ca Huế vừa sôi nổi vui tươi, vừa trang trọng, uy nghi. Thưởng thức ca Huế trong không gian buổi đêm tĩnh mặc, dưới dòng Hương giang dát vàng ánh trăng giống như được đắm chìm trong thế giới tiên cảnh.Người nhạc công tài hoa dùng các ngón đàn trau chuốt như mổ, vả, ngón bấm… nhịp nhàng uyển chuyến tấu lên những hoan khúc làm xao động lòng người.
B. Kiến thức trọng tâm
y sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt. (Băng Sơn)- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.
Ví dụ:
Sâm để tay lên ngực, hít mấy hơi mới nói được:
- Quên…rút chốt…. (Phan Tứ)
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm.
Ví dụ:
Giơ tay hàng tuốt quân ta
Té ra công sự chỉ là công… toi. (Tú Mỡ)
2. Dấu chấm phẩy được dùng để:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Ví dụ:
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với nhiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm, bởi những kinh nghiệm sống của bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.” (Phạm Văn Đồng)
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Ví dụ:
Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. (Vũ Bằng)