Soạn bài Điệp ngữ ngắn gọn - Soạn văn lớp 7


Soạn bài Điệp ngữ ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Điệp ngữ ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Điệp ngữ

A. Soạn bài Điệp ngữ (ngắn nhất)

I. Hệ thống kiến thức

- Điệp ngữ là việc lặp đi lặp lại các từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, nhấn mạnh cảm xúc.

- Các dạng điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ vòng tròn

II. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

1. Khổ thơ đầu lặp lại từ “nghe”, khổ thơ cuối đọc từ “vì”

2. Tác dụng:

- Tạo nhịp điệu cho câu thơ

- Nhấn mạnh tình cảm cảm xúc của người lính khi nghe thấy âm thanh tiếng gà trưa

- Nhấn mạnh nguyên nhân tạo động lực để người lính cầm súng chiến đấu

III. Các loại điệp ngữ

- Các từ "nghe" trong khổ thơ thứ nhất bài Tiếng gà trưa lặp lại theo hình thức điệp nối tiếp.

- Điệp ngữ trong đoạn thơ

   a. Điệp nối tiếp cụm từ “thương em”

   b. Điệp vòng (từ “ngàn dâu”, “thấy”)

IV. Luyện Tập

Câu 1 (trang 153 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Điệp ngữ: một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phải được

→ Tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc đòi tự do, độc lập

- đi cấy: nhấn mạnh công việc làm

- Điệp ngữ trông

→ Nhấn mạnh những mối lo, sự quan sát của những người lao động mong muốn vụ mùa bội thu

Câu 2 (trang 153 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Xa nhau: điệp ngữ cách quãng.

- Một giấc mơ: điệp ngữ nối tiếp.

Câu 3 (trang 153 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

a. Trong đoạn văn ấy, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ không cần thiết làm cho câu văn rườm rà, không mang một giá trị nào cả.

b. Có thể chữa lại như sau:

   Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều hoa: nào cúc, thược dược, đồng tiền, hồng và cả lay ơn. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà tặng mẹ em và chị em.

Câu 4 (trang 153 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

   Tuổi thơ của mỗi người ai ai cũng được sống với những kỉ niệm đẹp đẹp. Với tôi, dấu ấn tuổi thơ gắn với những trò chơi con trẻ bên những người bạn. Tôi nhớ lắm những buổi chiều tắm sông bên lũ bạn, dòng nước mát lành như thấm vào hồn tôi. Tôi nhớ những hôm ra triền đê thả diều, cánh diều no gió bay cao bay xa như trở đầy ước mơ tôi. Tôi nhớ những tháng ngày đi trăn trâu trên cánh đồng cùng bạn, cảm giác cưới trên lưng trâu thật thú vị. Những kỉ niệm tuổi thơ ấy sẽ mãi in sâu trong tâm trí tôi.

B. Kiến thức trọng tâm

1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

2. Các dạng điệp ngữ

- Điệp ngữ có nhiều dạng:

+ Điệp ngữ cách quãng (Từ ngữ được lặp lại không kế tiếp nhau trong văn bản)

+ Điệp ngữ nối tiếp (Từ ngữ được lặp lại nối tiếp nhau trong một chuỗi lời nói, đoạn văn)

+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) (Từ ngữ được lặp lại ở cuối câu trước và đầu câu sau)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn nhất, hay khác: