Soạn bài Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo) ngắn gọn - Soạn văn lớp 7
Soạn bài Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo) ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 192 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
- Nội dung 2 câu thơ của Nguyễn Trãi: tấm lòng ưu ái lo cho nước, thương yêu dân của tác giả.
- Hình thức thể hiện
+ Đều dùng thể thơ lục bát, phương thức biểu hiện kể, tả
+ Câu thơ thứ nhất biểu cảm trực tiếp, câu thơ thứ hai biểu cảm gián tiếp qua cách nói ẩn dụ
Câu 2 (trang 192 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh | Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê | |
---|---|---|
Hoàn cảnh | Người ở xa quê vọng nhớ về quê trong một đêm trăng | Bị coi là khách ngay tren que h ương m ình sau khi gần cả đời người cách xa mới trở về. |
Cách thể hiện | - Dùng ánh trăng để thể hiện tình cảm nhớ quê thao thức nhìn văn và nhìn trăng càng khiến tác giả nhớ quê. - Giọng điệu trữ tình và sâu lắng. |
- Miêu tả cái đổi và cái không đổi để thể hiện tấm lòng tha thiết với quê hương. - Giọng điệu vừa hóm hỉnh vừa ngậm ngùi |
Câu 3 (trang 192 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
- Tương đồng: về cảnh vật (đêm trăng, thuyền, dòng sông)
- Khác biệt:
Tiêu chí | Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều | Rằm tháng giêng |
---|---|---|
Chủ thể trữ tình | Lữ khách không ngủ vì buồn xa xứ | Chiến sĩ vừa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng |
Sắc thái biểu hiện | Nói về cảnh thanh tĩnh và u tối | Cảnh sống động, trong sáng |
Câu 4 (trang 192 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
Lựa chọn câu đúng: b, c, e
B. Kiến thức trọng tâm
- Cần nắm được các vấn đề khi ôn tập về tác phẩm trữ tình:
+ Nội dung: biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống, thể hiện tình cảm, ước mơ, nguyện vọng của nhân dân,…
+ Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả, nghị luận, ….
+ Thể loại: Thơ, ca dao, tùy bút,…
+ Các yếu tố cần chú ý khi phân tích: Ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nhịp điệu, thể thơ, ….