Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích ngắn gọn - Soạn văn lớp 7


Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

A. Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích (ngắn nhất)

A. Hệ thống kiến thức

- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,...cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người

- Cách giải thích: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các sự vật hiện tượng khác, chỉ ra mặt lợi, mặt hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,...của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

- Yêu cầu: Bài văn giải thích phải mạch lạc, rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu

B. Hướng dẫn soạn bài

I. Mục đích và phương pháp giải thích

1. Người ta cần được giải thích khi chưa hiểu rõ một vấn đề nào đó

Một số câu hỏi: Vì sao cần phải đọc sách? Vì sao phải bảo vệ môi trường? Vì sao phải trồng cây? Vì sao phải ăn uống điều độ?,...

2. Trong văn nghị luận, giải thích là thao tác nhằm làm sáng tỏ nội dung nghĩa một từ, một câu, một khái niệm..

3. a. Vấn đề giải thích: lòng khiêm tốn

Cách giải thích: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, nêu mặt lợi của kiếm tốn, mặt hại của việc không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn

    b.Những câu định nghĩa:

- Khiêm tốn là biểu hiện cửa những con người đứng đắn (...)

- Khiêm tốn là tính nhã nhặn.

- Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận.

Đây chính là một trong những cách giải thích

    c. Theo em, cách liệt kê, cách đói lập trong bài chính là cách giải thích

    d. Việc chỉ ra cái lợi, cái hại và nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung của bài giải thích

Lập luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,...cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

Cách giải thích: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các sự vật hiện tượng khác, chỉ ra mặt lợi, mặt hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,...của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

Luyện Tập

- Vấn đề giải thích: Lòng nhân đạo - Phương pháp giải thích: Nêu định nghĩa, nêu các biểu hiện, lời khuyên cho mọi người noi theo

B. Kiến thức trọng tâm

1. Trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.


2.Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ, … cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.


3. Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo, … của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

Ví dụ : bài văn “Lòng khiêm tốn” đã giải thích vấn đề như sau :

– Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn.

– Các biểu hiện của lòng khiêm tốn ; đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn.

– Tại sao con người lại phải khiêm tốn ?

– Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn và cái hại của không khiêm tốn.


4. Bài văn giải thích phải có mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.


5. Muốn làm được bài giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn nhất, hay khác: