Soạn bài Lão Hạc ngắn gọn - Soạn văn lớp 8
Soạn bài Lão Hạc ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Lão Hạc ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 8 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 8. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 8 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Lão Hạc (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Lão Hạc cảm thấy mình đốn mạt, đi lừa cả một con chó. Lão day dứt, đau đớn, xót thương cho số phận của cậu Vàng.
+ Điều đó chứng tỏ lão Hạc là người có trái tim giàu yêu thương, giàu tình cảm.
Câu 2 (trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Nguyên nhân cái chết: Lão chết vì nếu còn sống thêm thì sẽ phải tiêu tiền và sẽ phạm vào mảnh vườn của cậu con trai.
+ Lão Hạc đang sống trong tình cảnh lay lắt, khổ sở.
+ Tính cách: lão vô cùng yêu thương cậu con trai, lại là người giàu lòng tự trọng, không muốn nhờ cậy, phiền hà đến người khác.
Câu 3 (trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
Thái độ, tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc đã có sự thay đổi, từ khó hiểu, thờ ơ đến thấu hiểu, xót thương và trân trọng.
Câu 4 (trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
Ý nghĩ của nhân vật tôi:
+ Cuộc đời này đáng buồn ở chỗ nó khiến con người ta phải sống khổ sống sở, sống lay lắt, héo mòn.
+ Nhưng ít ra, trong cuộc đời còn có những con người như lão Hạc, có phẩm chất cao quý, giàu yêu thương và tự trọng.
Câu 5 (trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những tình huống bất ngờ (lão Hạc bán con chó Vàng và lão Hạc tự vẫn) và cách xây dựng nhân vật.
+ Việc tạo dựng tình huống bất ngờ khiến phẩm chất của lão Hạc được làm bật nổi.
+ Nhân vật được xây dựng thông qua điểm nhìn từ một nhân vật khác, nhân vật hiện lên với nét tính cách điển hình.
+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất khiến câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn, nhân vật kể chuyện cũng dễ dàng bộc lộ cảm xúc suy nghĩ nhằm thể hiện tư tưởng của tác giả.
Câu 6 (trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
Ý nghĩ của nhân vật tôi “Chao ôi….ích kỉ che lấp mất”:
+ Không thể phán xét con người chỉ bằng những điều ta trông thấy bên ngoài, ta phải cố mà tìm hiểu họ.
+ Muốn hiểu và thông cảm được với người khác, ta cũng phải biết dẹp bỏ lòng ích kỉ của riêng mình.
+ Cuộc sống hiện thực đầy nghiệt ngã này đã khiến tình yêu thương, sự cảm thông trong mỗi người bị rút cạn dần đi.
Câu 7 (trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
Qua hai truyện ngắn trên, người nông dân trong xã hội cũ hiện lên:
+ Cuộc sống khó khăn, túng quẫn đến tột cùng.
+ Nhưng họ có phẩm chất tốt đẹp, ngời sáng, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương, không bị tha hóa bởi miếng cơm manh áo.
B. Giới thiệu sơ lược về tác giả
*Tiểu sử
- Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri.
- Quê ông ở Lý Nhân, Hà Nam.
- Ông sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung.
- Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam Định học.
- Sau đó do thể chất yếu nên ông về nhà chữa bệnh rồi cưới vợ.
- Năm 18 tuổi ông vào Sài Gòn nhận làm thư kí cho một hiệu may.
- Khi trở ra Bắc ông dạy học tại Hà Nội.
- Năm 1943 ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.
- Năm 1945 ông tham gia cướp chính quyền ở Lý Nhân và được cử làm chủ tịch xã.
- Năm 1946 ông gia Hà Nội hoạt động Hội Văn hóa cứu quốc.
- Năm 1948 ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Năm 1950 ông làm việc cho Hội Văn nghệ Việt Nam, tại tạp chí văn nghệ.
*Sự nghiệp văn học
- Quan điểm sáng tác:
+ Ông theo quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh: “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.
+ Tác phẩm "phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.
- Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: Sống mòn, Lão Hạc, Chí Phèo, Giăng sáng, Lão Hạc, Chí Phèo, Đôi mắt,...
- Phong cách nghệ thuật:
+ Đề cao con người tư tưởng: Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá con người trong con người.
+ Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật.
+ Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc.
+ Ông có phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh.
*Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Là nhà văn lớn, một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại.
- Là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỉ XX. Nam Cao đã đưa chủ nghĩa hiện thực lên một bước đột phá: chủ nghĩa hiện thực tâm lí.
- Ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 1996.
C. Tìm hiểu tác phẩm Lão Hạc
- Hoàn cảnh sáng tác: Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.
- Thể loại: truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Ngôi kể thứ nhất.
- Tóm tắt: Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cùng một con chó gọi là cậu Vàng. Lão có một người con trai nhưng vì nghèo không có tiền lấy vợ nên đã bỏ đi làm đồn điền cao su. Một mình lão phải tự lo liệu mưu sinh. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì nữa, lão đành phải bán cậu Vàng – con chó mà lão hết mực thương yêu như con trai mình. Lão mang hết số tiền bán chó và dành dụm được từ việc bán mảnh vườn gửi nhờ ông Giáo. Mấy hôm sau lão kiếm được gù ăn nấy. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó nói dối là đánh bả con chó hay sang vườn để giết thịt ăn nhưng thực ra là để tự tử. Cái chết của lão Hạc dữ dội, vật vã, chẳng ai hiểu vì sao lão chết ngoại trừ ông Giáo và Binh Tư.
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (từ đầu … “nó thế này ông giáo ạ”): Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.
+ Phần 2 (tiếp … “một thêm đáng buồn”): Lão Hạc gửi gắm tiền bạc, trông nom nhà cửa.
+ Phần 3 (còn lại): Cái chết của lão Hạc.
- Giá trị nội dung: Thể hiện số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với nhân vật chính.
+ Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
+ Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.